Indonesia, Australia tăng cường hợp tác thương mại

Indonesia-Australia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 9 của nhau, với tổng kim ngạch thương mại song phương 16,93 tỷ USD năm 2011.
Theo giới quan sát, các mối quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Indonesiavà Australia sẽ gia tăng mạnh mẽ với việc Thủ tướng Australia, bà Julia Gillardmới đây đã quyết định coi Indonesia là một trong năm quốc gia đối tác chiếnlược.

Phó chủ tịch phụ trách thực hiện đầu tư của Ủy ban Điều phối Đầu tư Quốcgia Indonesia, (BKPM), Azhar Lubis lạc quan tin rằng dòng vốn đầu tư từAustralia đổ vào Indonesia sẽ bùng nổ sau khi Australia công bố sách Trắng vớitiêu đề "Australia trong thế kỷ châu Á," trong đó Indonesia, nước láng giềng gầngũi, cùng có nhiều tiềm năng, được coi là một trong năm đối tác chiến lược củanước này.

Theo ông Azhar Lubis, trước mắt có ba lĩnh vực là thế mạnh cho các nhà đầutư của Australia đầu tư vào Indonesia với tiềm năng lợi nhuận cao và đôi bêncùng có lợi là chăn nuôi gia súc, kinh doanh nông nghiệp và khai thác mỏ.

Với chủ trương của Chính phủ Indonesia hiện nay, dựa vào tiêu dùng trongnước và thu hút đầu tư nước ngoài làm động lực tăng trưởng chủ yếu cho nền kinhtế, trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tế và nợ công ở hai đối tác thương mại chính là Mỹ và châu Âu,cùng với những điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài như nền kinh tế liên tục tăngtrưởng cao trên 6% trong những năm qua, điều kiện chính trị - xã hội và kinh tếvĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh - đầu tư khá thông thoáng, nguồn nhân lựcgiá rẻ dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tầng lớp trung lưuchiếm gần 55% (năm 2011) trong tổng dân số 240 triệu người, Indonesia đã thu hútđược 17,06 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 9 tháng đầu nămnay.

Tuy nhiên, số vốn đầu tư từ Australia trong cùng kỳ chỉ chiếm có 3,8%, hay654 triệu USD. Với kết quả này Australia mới đứng thứ tám trong danh sách các nhàđầu tư nước ngoài lớn nhất vào Indonesia, cách xa năm nước dẫn đầu lần lượt làSingapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh và Mỹ.

Tham tán thương mại Đại sứ quán Australia tại Indonesia, Kym Hewett thừanhận rằng mức độ đầu tư nói trên chưa tương xứng với tiềm năng cũng như sự gầngũi về mặt địa lý giữa hai nước, trong đó có một nguyên nhân là nhiều nhà đầu tưAustralia chưa có được đầy đủ các thông tin về sự hấp dẫn của nền kinh tếIndonesia đang phát triển nhanh chóng, nên thường dành ưu tiên cho các điểm đến“quen thuộc” trong quá khứ như Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ và Hong Kong (TrungQuốc).

Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BPS), Indonesia và Australiahiện mới là đối tác thương mại lớn thứ 9 của nhau, với tổng kim ngạch thương mạisong phương 16,93 tỷ USD năm 2011.

Australia, Indonesia và New Zealand cùng nằm trong số các quốc gia đã kýHiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AAZNFTA) năm2009, với mục đích từng bước dỡ bỏ các rào cản thương mại và tăng cường các cơhội đầu tư trong khu vực.

Quan hệ thương mại Indonesia - Australia đã trở nên căng thẳng trong nămngoái, khi Australia đình chỉ thương mại gia súc tươi sống với Indonesia sau sựcố xuất hiện trên mạng một video quay lại cảnh gia súc bị “giết một cách dã man”tại các cơ sở giết mổ ở Indonesia, song hiện đang trở lại bình thường.

Indonesia là thị trường lớn nhất cho gia súc sống của Australia, khi hàngnăm mua tới 60% (350 triệu USD) gia súc sống của nước này./.

Việt Tú (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.