Indonesia đặt mục tiêu khai thác 100.000 thùng dầu mỗi ngày vào năm 2028

Bộ trưởng năng lượng Indonesia cho biết nước này đang hợp tác công nghệ với đối tác Trung Quốc để tăng sản lượng dầu, với mục tiêu khai thác khoảng 100.000 thùng/ngày vào năm 2028.

Ảnh minh họa. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ảnh minh họa. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia Arifin Tasrif ngày 2/8 cho biết, Indonesia đang hợp tác với Trung Quốc để tăng sản lượng dầu thông qua hợp tác công nghệ giữa Công ty Sinopec của Trung Quốc và Tập đoàn Pertamina EP của Indonesia.

Theo ông Tasrif, Pertamina EP hiện đang thăm dò và khai thác năm mỏ dầu khí đó là Rantau, Tanjung, Pamusian, Jirak và Zulu.

Ông Tasrif cho hay: “Chúng tôi sẽ mời Sinopec đến Zulu để thảo luận chi tiết về kế hoạch hợp tác và khai thác tại các mỏ trên. Hiện các thủ tục đang được thúc đẩy để kế hoạch được thực hiện trong thời gian tới.”

Sự hợp tác này là một trong những bước đi quan trọng để Indonesia tăng sản lượng dầu. Ông Tasrif nói rằng thông qua hợp tác công nghệ với Sinopec, Indonesia sẽ hiện thực hóa mục tiêu tăng sản lượng dầu thông qua phương pháp tăng cường thu hồi dầu (EOR), bao gồm việc bổ sung năng lượng dưới dạng vật liệu hoặc chất lỏng đặc biệt không có trong các bể chứa dầu.

Phương pháp này thường được thực hiện ở các giếng dầu cũ. Nếu mức phục hồi trước đây chỉ là 30% thì bây giờ chúng tôi đang cố gắng đạt được mức 50%.

Ông Tasrif nhấn mạnh công nghệ của Trung Quốc có khả năng tăng khả năng phục hồi lên trên 50%. Do đó mục tiêu tăng sản lượng khai thác trong thời gian tới là khả thi.

Về triển vọng sản xuất dầu nói chung, ông Tasrif khẳng định hiện cũng đang thăm dò tiếp sáu mỏ dầu mới để có thể khai thác đến năm 2028 với trữ lượng khoảng 100.000 thùng/ngày.

Sáu mỏ mới trong đó mỏ BUIC dự kiến sẽ bắt đầu khai thác vào quý 3 năm 2024, mỏ Forel sẽ bắt đầu khai thác trong quý 4 năm 2024; mỏ OO-OX trong quý 1 năm 2026; mỏ Singa Laut Kuda Laut vào quý 4 năm 2026; mỏ Hidayah vào quý 1 năm 2027 và mỏ Ande Ande Lumut vào quý 1 năm 2028./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.