Indonesia thu hút 13 tỷ USD vào ngành công nghiệp chế biến bauxite

Với trữ lượng lớn thứ sáu thế giới, Indonesia đặt mục tiêu thu hút 13 tỷ USD vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến bauxite vào năm 2020, so với mức 9 tỷ USD trong năm nay.
Indonesia thu hút 13 tỷ USD vào ngành công nghiệp chế biến bauxite ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: thejakartapost)

Với trữ lượng lớn thứ sáu thế giới, Indonesia đặt mục tiêu thu hút 13 tỷ USD vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến bauxite vào năm 2020, so với mức 9 tỷ USD trong năm nay.

Theo Bộ trưởng Điều phối Hàng hải và Đầu tư Luhut Binsar Pandjaitan, tuy có trữ lượng lớn song Indonesia chỉ xuất khẩu. Mới đây, Tổng thống Joko Widodo đã chỉ đạo tăng cường chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp khai khoáng này.

Bộ trưởng Pandjaitan cho biết nếu được chế biến thành các sản phẩm khác, giá trị có thể tăng thêm 11 lần. Nếu trước đây Indonesia chỉ xuất khẩu 400 triệu USD quặng thô thì năm nay sẽ đạt 9 tỷ USD và 13 tỷ USD vào năm tới.

Ông Pandjaitan tiết lộ rằng Chính phủ Indonesia sẽ xem xét đẩy nhanh lệnh cấm xuất khẩu bauxite và các loại khoáng sản thô khác như thiếc và alumina, tùy thuộc vào quy mô đầu tư.

[Indonesia đặt mục tiêu hoàn thành 17 đặc khu kinh tế trong năm 2019]

Theo kế hoạch đã được công bố, Indonesia sẽ ngừng xuất khẩu quặng bauxite vào ngày 11/1/2022.

Bộ trưởng Pandjaitan cũng kêu gọi đẩy nhanh ngành công nghiệp chế biến bauxite trong nước.

Hiện Công ty PT Indonesia Asahan Aluminium đang phối hợp với đối tác PT Aneka Tambang để xây dựng nhà máy sản xuất nhôm từ quặng bauxite tại huyện Mempawah thuộc tỉnh Tây Kalimantan./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.