Indonesia thúc đẩy phát triển khu vực thông qua Mạng lưới Làng ASEAN

Việc thúc đẩy thành lập Mạng lưới Làng ASEAN dự kiến sẽ được các nhà lãnh đạo đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 tại Labuan Bajo (Indonesia) từ ngày 9-11 tháng 5/2023.
Indonesia thúc đẩy phát triển khu vực thông qua Mạng lưới Làng ASEAN ảnh 1Ápphích cổ động Năm Chủ tịch ASEAN Indonesia 2023. (Ảnh: Hữu Chiến/TTXVN)

Indonesia thúc đẩy thành lập Mạng lưới Làng xã ASEAN nhằm đem lại giá trị từ sự hợp tác phát triển các làng thuộc các nước thành viên ASEAN trong khu vực.

Bước đi này dự kiến sẽ được các nhà lãnh đạo của tổ chức khu vực chính thức được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 tại Labuan Bajo (Indonesia) từ ngày 9-11 tháng 5/2023.

Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Jakarta dẫn lời Giám đốc vận động và hợp tác làng, Bộ Phát triển làng xã, các khu vực khó khăn và di cư Indonesia, Muhammad Fachri ngày 7/5 cho biết: "Trọng tâm của Mạng lưới Làng ASEAN là hợp tác phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm chủ lực và số hóa nông thôn."

[Timor Leste: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 là sự kiện lịch sử]

Mạng lưới Làng ASEAN được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội và lợi ích hơn cho các làng tại các quốc gia thành viên từ sự hợp tác của ASEAN với các đối tác khác, bao gồm cả khu vực tư nhân.

Cuộc họp đầu tiên của Mạng lưới Làng ASEAN dự kiến sẽ được tổ chức tại Indonesia vào giữa năm 2023, dưới sự điều phối của Bộ Phát triển làng xã, các khu vực khó khăn và Di cư Indonesia.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Teuku Faizasyah nêu rõ cần khuyến khích hợp tác giữa các làng trong ASEAN.

Ông cho biết: “Ngoài việc có thể học hỏi lẫn nhau từ những kinh nghiệm trong việc thúc đẩy kinh tế nông thôn, sự tương tác của các làng trong khu vực cũng sẽ góp phần duy trì và củng cố bản sắc ASEAN.”

Trước đó, Bộ Ngoại giao Indonesia đã đưa ra thông cáo cho hay, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 dự kiến sẽ thông qua một số văn kiện, trong đó có việc phát triển mạng lưới làng ASEAN./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.