Indonesia và Mỹ tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại song phương

Đại diện thương mại Mỹ cho biết Washinhton quan tâm tới cân bằng cán cân thương mại hàng hóa nhập khẩu và quy định của Indonesia liên quan đến việc áp thuế nhập khẩu đối với các loại hàng hóa vô hình.
Indonesia và Mỹ tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại song phương ảnh 1Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, tại cuộc gặp trực tuyến ngày 15/3 với Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Katherine Tai đã khẳng định Washington chủ trương tăng cường quan hệ song phương với Jakarta.

Tại cuộc gặp, quan chức Nhà Trắng bày tỏ lạc quan rằng Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) có thể mang lại lợi ích cho Indonesia, đồng thời cho rằng các tiềm năng trong một số lĩnh vực có thể được khuyến khích để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước như tăng cường năng lực kỹ thuật số, công nghệ sạch và dịch vụ ngân hàng.

Bà Tai cũng nêu một số vấn đề quan tâm của Chính phủ Mỹ, trong đó có cân bằng cán cân thương mại hàng hóa nhập khẩu và quy định của Indonesia liên quan đến việc áp thuế nhập khẩu đối với các loại hàng hóa vô hình.

[Indonesia đề cao Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương]

Về phần mình, Bộ trưởng Airlangga đã đánh giá cao sự ủng hộ của Mỹ đối với Indonesia với tư cách là nước chủ nhà vòng đàm phán thứ hai về IPEF tại Bali.

Ông cho biết Indonesia kỳ vọng rằng IPEF sẽ tạo ra những kết quả cụ thể và mang lại lợi ích rộng rãi cho tất cả các quốc gia thành viên, đặc biệt là người lao động, người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Bộ trưởng Airlangga nhấn mạnh “mục tiêu của Indonesia tại IPEF là tăng cường khả năng phục hồi và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách đưa ra những ý tưởng và sáng kiến mới nhằm khuyến khích và tăng cường thương mại xuyên biên giới. Indonesia cũng tập trung vào những lợi ích thực sự của IPEF thông qua tăng cường thương mại và đầu tư”./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.