Iran chỉ trích Saudi Arabia và Bahrain vì vấn đề dầu mỏ

Truyền thông Trung Đông đưa tin, Iran đã lên tiếng chỉ trích Saudi Arabia và Bahrain về việc ủng hộ quyết định của Mỹ chấm dứt miễn trừ lệnh cấm mua dầu thô của Iran.
Cơ sở lọc dầu trên đảo Khark của Iran ở ngoài khơi vùng Vịnh Persian. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cơ sở lọc dầu trên đảo Khark của Iran ở ngoài khơi vùng Vịnh Persian. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Truyền thông Trung Đông đưa tin, Iran đã lên tiếng chỉ trích Saudi Arabia và Bahrain về việc ủng hộ quyết định của Mỹ chấm dứt miễn trừ lệnh cấm mua dầu thô của Iran.

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong tuyên bố ngày 25/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Moussavi cho rằng Saudi Arabia và Bahrain "mù quáng phục tùng động thái của Mỹ. Người phát ngôn ngày khẳng định Tehran sẽ không cho phép bất kỳ nước này thay thế thị phần của Iran trên thị trường dầu mỏ, đồng thời cảnh báo Mỹ, Saudi Arabia và Bahrain sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả những hậu quả gây ra.

Ngày 22/4 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định chấm dứt quy chế miễn trừ trừng phạt trong 6 tháng đối với 8 nước và vùng lãnh thổ mua dầu thô của Iran, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Hy Lạp. Theo đó, yêu cầu các nước và vùng lãnh thổ này dừng mua dầu của Iran từ tháng 5 tới, nếu không sẽ bị áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

[Mỹ chấm dứt quy chế miễn trừ trừng phạt mua dầu thô Iran]

Một ngày sau đó, Saudi Arabia tuyên bố ủng hộ quyết định của Mỹ, đồng thời cam kết Riyadh sẽ tiếp tục các nỗ lực "nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ thông qua việc phối hợp với các nước sản suất dầu mỏ khác để đảm bảo nguồn cung dầu." Bahrain cũng đưa ra tuyên bố ủng hộ động thái của Mỹ.

Trong khi đó, ngày 25/4, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã tái khẳng định lập trường chung ủng hộ thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015 giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức), bất chấp việc Mỹ đang gia tăng sức ép đối với quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này.

Lập trường trên được đưa ra trong tuyên bố chung sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh EU - Nhật Bản lần thứ 26 tại Brussels, trong đó nêu rõ EU và Nhật Bản "cam kết cùng góp phần thúc đẩy ổn định và hòa bình quốc tế trên cơ sở luật pháp cũng như thông qua tăng cường tham vấn và hợp tác"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.