Iran đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ

Bộ trưởng Dầu khí Iran Bijan Zangeneh cho biết quốc gia Hồi giáo này sẽ tăng xuất khẩu dầu thô thêm 500.000 thùng/ngày, sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Tehran được dỡ bỏ.
Iran đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Ngày 15/7, Bộ trưởng Dầu khí Iran Bijan Zangeneh cho biết quốc gia Hồi giáo này sẽ tăng xuất khẩu dầu thô thêm 500.000 thùng/ngày, sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Tehran được dỡ bỏ.

Ông Zangeneh khẳng định, trong vòng 6 tháng sau khi các lệnh trừng phạt không còn hiệu lực, Iran sẽ tăng xuất khẩu dầu lên 1 triệu thùng/ngày.

Người đứng đầu ngành dầu khí của Iran cũng kêu gọi các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ khác "nhường chỗ" cho Iran để nước này nâng lượng dầu mỏ xuất khẩu lên mức như trước thời điểm chịu các lệnh trừng phạt.

Bộ trưởng Dầu khí Iran nói thêm tất cả các nước có liên quan đã công bố "sẵn sàng hợp tác" để tạo điều kiện thuận lợi cho Tehran quay lại thị trường dầu mỏ thế giới.

Iran đã xuất khẩu 2,3-2,5 triệu thùng dầu/ngày, trước khi Mỹ và châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào ngành năng lượng, khiến Tehran phải giảm 50% lượng dầu xuất khẩu.

Saudi Arabia, Nga và Iraq là những quốc gia được hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt Iran khi đẩy mạnh xuất khẩu để thay thế thị phần của quốc gia Hồi giáo này.

Ngày 14/7, Thứ trưởng Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Mohsen Qamsari cho biết sẽ nước này cố gắng để giành lại thị phần tại châu Âu, thị trường chiếm 42-43% kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Iran.

Ngoài ra, Tehran cũng đang hướng tới các thị trường châu Á, được xem là "ưu tiên hàng đầu của Tehran". Theo một thỏa thuận nhằm giảm nhẹ các tác động của các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ đã mua khoảng 1 triệu thùng dầu của quốc gia Hồi giáo này.

Hôm 15/7, Hiệp hội bảo vệ quyền lợi của các chủ tàu Nhật Bản cũng thông báo sẽ sớm dỡ bỏ lệnh cấm bảo hiểm vận tải nhằm hạn chế việc vận chuyển các sản phẩm dầu, hóa dầu và khí thiên nhiên của Iran trong thời hạn 3 năm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.