Italy cải cách luật bầu cử, giảm số thành viên thượng viện

Theo dự luật mới được Ủy ban Hiến pháp của Thượng viện thông qua, Thượng viện Italy sẽ giảm số thành viên từ 315 thượng nghị sỹ xuống còn 100 nghị sỹ.
Italy cải cách luật bầu cử, giảm số thành viên thượng viện ảnh 1Một phiên họp toàn thể của Thượng viện Italy. (Nguồn: ibnlive.in.com)

Ngày 10/7, Ủy ban Hiến pháp của Thượng viện Italy đã bỏ phiếu thông qua dự luật cải cách luật bầu cử thượng viện do Thủ tướng Matteo Renzi khởi xướng.

Theo dự luật mới, Thượng viện Italy sẽ giảm số thành viên từ 315 thượng nghị sỹ xuống còn 100 nghị sỹ.

Nguyên tắc bầu Thượng viện cũng thay đổi, các thượng nghị sỹ được bầu từ Hội đồng chính quyền các vùng chứ không được bầu qua một cuộc tổng tuyển cử và gần như cắt bỏ chức năng lập pháp của Thượng viện Italy.

Ngày 14/7 tới, Thượng viện Italy sẽ nhóm họp toàn thể để xác nhận hoặc từ chối quyết định của Ủy ban Hiến pháp về dự luật này.

The Ansa, gói các biện pháp cải cách thể chế được ủng hộ bởi liên minh chưa từng có tiền lệ giữa đảng cầm quyền PD của Thủ tướng Renzi và đảng Forza Italy của cựu thủ tướng Berluscino.

Nhiều nghị sỹ thuộc cả đảng Dân chủ cầm quyền và đảng Forza Italy đối lập, phản đối việc giảm số lượng thành viên cũng như hạn chế quyền lập pháp của Thượng viện.

Hiện nay có tới 23 thượng nghị sỹ của Forza Italy đang yêu cầu ông Berlusconi mở cuộc họp trong nội bộ đảng để bàn về những vấn đề gây tranh cãi trong dự luật mang tính lịch sử này.

Ngoài ra, các thành viên của đảng Phong Trào 5 Sao (M5S) và Đảng Sinh thái, tự do, cánh tả (SEL) cũng phản đối việc thông qua dự luật cải cách thượng viện bởi vì họ cho rằng việc các thượng nghị sỹ không được dân bầu trực tiếp là đi ngược lại nguyên tắc dân chủ, thúc đẩy quyền lực rơi vào tay chính phủ và làm suy yếu quyền lập pháp của quốc hội.

Các đảng này tuyên bố họ sẽ dùng mọi biện pháp để cản trở việc thông qua dự luật sửa đổi luật bầu cử tại Thượng viện Italy vào các phiên họp tới.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Cải cách Maria Elena Boschi lại hết lời khen ngợi các biện pháp cải cách luật bầu cử Italy.

Bà Boschi khẳng định, đây là một bước tiến cho nền dân chủ nước này và thời gian biểu cam kết cải cách thể chế của Thủ tướng Matteo Renziđang được thực hiện./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.