KCN Quảng Bình thu hút đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng

Chỉ chưa đến một năm, các KCN-KKT ở Quảng Bình đã thu hút được thêm 17 dự án đầu tư với tổng số vốn lên đến hơn 2.000 tỷ đồng.
Tại tỉnh Quảng Bình, việc khai thác tốt tiềm năng và lợi thế để tạo cán cân xúctiến đầu tư đã mang lại hiệu quả thiết thực khi chỉ chưa đến một năm qua, cáckhu công nghiệp và khu kinh tế ở đây đã thu hút được thêm 17 dự án đầu tư vớitổng số vốn lên đến hơn 2.000 tỷ đồng.

Đa phần các dự án đầu tư trên đều có lợi thế về nguyên vật liệu và nhân công tạichỗ, lại nằm gần các trục giao thông chính như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 12A, cảngbiển Hòn La, sân bay Đồng Hới.

Ngoài một số dự án chuyên về sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất bêtông đúcsẵn, gia công, chế biến thủ công mỹ nghệ… đáng quan tâm nhất là dự án Nhà máychế biến gỗ MDF của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kim Tín Quảng Bình, với tổng số vốn đầu tư lênđến 1.200 tỷ đồng.

Dự kiến dự án khi hoàn thành, đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm chohàng trăm lao động ở địa phương. Bên cạnh đó, với việc sử dụng nguyên liệu sảnxuất chủ yếu từ cây trồng tại chỗ, Nhà máy giấy MDF này cũng sẽ giải quyết đầura cho các cánh rừng kinh tế, rừng nguyên liệu ở tỉnh Quảng Bình - nơi được đánhgiá có diện tích rừng lớn, độ che phủ vào loại cao nhất cả nước hiện nay.

Nhờ việc xúc tiến đầu tư, đến nay tại tỉnh Quảng Bình các dự án đã lấp đầy từ 80đến 90% diện tích đất ở hai Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới và Bắc Đồng Hới.

Hai khu Công nghiệp khác là Hòn La và Cửa khẩu Cha Lo tuy mới đưa vào khai thácnhưng với tiềm năng và lợi thế cao cũng đã thu hút được gần 40 dự án đầu tư,đăng ký đầu tư với tổng số vốn trên 41.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý là có nhiều dự án mang tính động lực cho việc thúc đẩy cán cânkinh tế ở tỉnh Quảng Bình như: Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch do Tập đoàn dầukhí quốc gia làm chủ đầu tư với công suất 2.400 MW, tổng mức đầu tư trên 36.000tỷ đồng./.

Mạnh Thành (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.