Kết hợp mũi vaccine tăng cường của Pfizer và vaccine phế cầu khuẩn

Pfizer đã thử nghiệm cùng lúc tiêm cả vaccine phế cầu khuẩn liên hợp thế hệ tiếp theo của công ty có tên PREVNAR 20 và mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech trên 570 tình nguyện viên.
Kết hợp mũi vaccine tăng cường của Pfizer và vaccine phế cầu khuẩn ảnh 1Vaccine phòng COVID-19 do hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 12/1, hãng dược phẩm Mỹ Pfizer cho biết có thể tiêm kết hợp mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 của hãng này với vaccine phòng bệnh viêm phổi, từ đó tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ở những người từ 65 tuổi trở lên.

Trong nghiên cứu giai đoạn cuối, được bắt đầu tiến hành vào tháng 5/2021, Pfizer đã thử nghiệm cùng lúc tiêm cả vaccine phế cầu khuẩn liên hợp thế hệ tiếp theo của công ty có tên PREVNAR 20 và mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech trên 570 tình nguyện viên.

Mục đích của nghiên cứu là kiểm tra tính an toàn của sự kết hợp này và tính sinh miễn dịch sau khi bổ sung vaccine ngừa bệnh viêm phổi vào vaccine ngừa COVID-19 hiện có.

Công ty cho biết các phản ứng miễn dịch do PREVNAR 20 và mũi tăng cường vaccine của Pfizer/BioNTech tạo ra tương tự khi được tiêm chung hoặc tiêm với giả dược. 

[Mũi tăng cường vaccine công nghệ mRNA cải thiện kháng thể ở người già]

Pfizer cho biết dữ liệu trên cung cấp bằng chứng cho khả năng tiêm cùng lúc vaccine PREVNAR 20 và vaccine ngừa COVID-19, giảm số lần mọi người phải đến bác sỹ khám hay ra hiệu thuốc. 

PREVNAR 20 đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ phê duyệt vào tháng 6 năm ngoái để giúp bảo vệ người trưởng thành chống lại hầu hết các bệnh do phế cầu khuẩn xâm nhập và bệnh viêm phổi.

Những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu được tuyển chọn từ các cuộc nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19 giai đoạn cuối và những người đã được tiêm mũi vaccine thứ 2 của Pfizer ít nhất 6 tháng trước khi tham gia nghiên cứu về việc tiêm chung với PREVNAR 20./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.