[Phạt nặng một công ty XK lao động sang Singapore]
Ông Đào Công Hải , ục phó Cục Quản lý lao động ngoài nướccho biết, đơn thư tố cáo hành vi lừa đảo trong xuất khẩu lao động có xu hướng tăng nhưng do cáchành vi lừa đảo ngày càng tinh vi, khó tìm ra bằng chứng đã gây khó khăncho quá trình điều tra và xử phạt. Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra so với số lượngđơn thư khiếu nại, tố cáo còn ít nên chưa thể xử lý triệt để các hành vivi phạm trong xuất khẩu lao động.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Cục đã tiến hành 7 cuộc thanhkiểm tra với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có dấu hiệu vi phạmpháp luật đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Theo đó, đã có 6 doanh nghiệp bị xử phạt, với tổng số tiền phạt gần 200 triệu; đình chỉ hoạt động những doanh nghiệp vi phạm trong vòng 6 tháng.
Hành vi vi phạm luật mà đa số các doanh nghiệp mắc phải là mặc dù không có giấy phép đưa lao động đi làm việc ở các thị trường như Singapore, Malaysia, Angola…, nhưng vẫn cố tình tuyển chọn, thu tiền của người lao động và đưa lao động đi làm việc ở những thị trường này.
Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động nước ngoài, hàng năm cục đều có khoảng 20 cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động và liên tục có những cuộc thanh tra đột xuất, điều tra theo đơn thư tố cáo của người lao động.
Gần đây, trước những khiếu nạicủa người lao động về việc Công ty cổ phần Xuất khẩu lao động và Thươngmại du lịch (Công ty Colecto) đã lừa đảo đưa người lao động đi làm việcở Angola, tuyển chọn, thu tiền trái phép của người lao động đi làm việcở Angola, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã điều tra và vừa ban hànhquyết định xử phạt Công ty Colecto mức phạt hành chính 35 triệu đồng vàđình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trongthời gian 6 tháng.
Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ năm 2007 đến nay, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều doanh nghiệp; trong đó phạt tiền 86 lượt doanh nghiệp, tạm đình chỉ hoạt động xuất khẩu lao động 6 tháng đối với 2 doanh nghiệp, tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng đối với 8 doanh nghiệp, phạt cảnh cáo đối với 85 doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã quyết định thu hồi giấy phép của 41 doanh nghiệp do hoạt động không có hiệu quả, hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động xuất khẩu lao động./.
Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc trong tháng 5 năm 2013 là 6.312 lao động. Trong số đó, thị trường Đài Loan tiếp tục tiếp nhận nhiều lao động người Việt nhất với 3.296 người, tiếp theo là Nhật Bản 618 lao động, Hàn Quốc 480 lao động, Malaysia 521 lao động, UAE 51 lao động, Libya 57 lao động, Campuchia 445 lao động, Lào 534 lao động, Macao 165 lao động và các thị trường khác là 135 lao động. Như vậy, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2013 là 32.226 lao động./. |