Ngày 26/4, một khinh khí cầu siêu áp suất có kích thước ngang bằng một sân bóng đá được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên trên bầu trời New Zealand sau nhiều bị trì hoãn do ảnh hưởng của mưa bão đã bắt đầu thu thập dữ liệu trong không gian gần Trái Đất, bắt đầu hành trình dự kiến kéo dài 100 ngày.
Khinh khí cầu trên được NASA thiết kế nhằm phát hiện các hạt bức xạ vũ trụ mang siêu năng lượng bên ngoài ngân hà khi các hạt này lọt khí quyển của Trái Đất.
Dự kiến, khinh khí cầu này sẽ bay vòng quanh Trái Đất 2 hoặc 3 lần và thu thập dữ liệu trong không gian cách Trái Đất 34km.
[NASA phát hiện thêm hành tinh có khả năng chứa đựng sự sống]
Giáo sư Đại học Chicago và cũng là trưởng nhóm dự án, bà Angela Olinto nói rằng nguồn gốc của các hạt trên là bí mật lớn mà loài người cần giải đáp, liệu các hạt này xuất phát từ những hố đen ở trung tâm ngân hà, từ các ngôi sao nhỏ với tốc độ quay rất nhanh hay từ một nơi nào khác.
Bà Olinto cho biết thêm hoạt động quan trắc của khinh khí cầu trên chỉ là sự khởi đầu của cuộc nghiên cứu kéo dài và giai đoạn tiếp theo sẽ liên quan đến một sứ mệnh mà NASA hiện đang phát triển.
NASA đã phóng khinh khí cầu trên từ khu vực Wanaka, trên đảo Nam của New Zealand ngày 25/4. New Zealand là nơi NASA triển khai chương trình khinh khí cầu vì mục đích khoa học trong năm 2015 và 2016./.