Khoai tây chiên Bỉ đặt mục tiêu chinh phục thị trường Việt

Khoai chiên tây Bỉ tấn công vào Việt Nam thông qua thị trường ngách

Bỉ hướng đến hoạt động chuyển giao công nghệ và khoa học cho người dân Việt Nam nhằm gia tăng sản lượng khoai tây trồng trên đồng ruộng, từ 10 tấn -14 tấn/ha lên mục tiêu 40 tấn – 45tấn/ha.
Khoai chiên tây Bỉ tấn công vào Việt Nam thông qua thị trường ngách ảnh 1Món khoai tây chiên được xếp vào di sản quốc gia của Bỉ. (Ảnh: BTC)

Ngày 14/5, Ban tiếp thị Nông nghiệp vùng Flanders - Bỉ tham gia đoàn doanh nghiệp, do ngài Bộ trưởng – Thủ hiến vùng Flanders dẫn đầu sang Việt Nam tìm hiểu thị trường và khả năng hợp tác phát triển kinh doanh.

[Triều Tiên hưởng lợi đáng kể khi mở cửa nền kinh tế]

Tại đây, năm nhà xuất khẩu khoai tây lớn của Bỉ là Agristo, Bart’s Potato Company, Clarebout Potatoes, Ecofost và Mydibel sẽ đại diện nhóm “khoai tây chiên Bỉ” tìm kiếm mở rộng mạng lưới kinh doanh, qua đó nhằm tăng thị phần của họ tại Việt Nam.

Ông Romain Cools, Tổng thư ký Hiệp của Belgapom – Hiệp hội ngành công nghiệp Chế biến và Sản xuất khoai tây Bỉ cho biết, ngành này đang mở rộng chiến dịch gia tăng xuất khẩu vào khu vực Đông Nam Á và Việt Nam là thị trường thứ năm (sau Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore) nằm trong kế hoạch.

Hiện, Bỉ là quốc gia xuất khẩu khoai tây đông lạnh lớn nhất thế giới, đạt 90% tổng sản lượng xuất khẩu toàn cầu. Riêng năm 2016, tỷ lệ xuất khẩu khoai tây chiên của Bỉ tăng 14,3% (đạt mức 1,6 triệu tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Romain Cools, năm tài chính 2017, Việt Nam nhập khẩu 146.582 tấn khoai tây tươi từ Trung Quốc và tăng 72% trong vòng 5 năm trở lại đây, con số này gần bằng một nửa năng suất trồng khoai tây của Việt Nam.

Trên thị trường, mức giá khoai tây nhập khẩu trung bình từ Trung Quốc đạt 781 euro/tấn (21,21 triệu đồng/tấn) và Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc, đứng sau Malaysia. Trong khi, giá khoai tây của Bỉ xuất khẩu trung bình vào Việt Nam là 773 euro/tấn (20,99 triệu đồng/tấn) và của Mỹ là 1.102 euro/tấn (29,93 triệu đồng/tấn).

Do đó, ông Romain Cools tin tưởng rằng, mặc dù đến sau Mỹ và Trung Quốc song Bỉ vẫn có nhiều cơ hội, và họ sẽ chọn thị trường ngách để tiến vào. Cụ thể, các doanh nghiệp của Bỉ sẽ hợp tác với các công ty của Việt Nam cùng phát triển kinh doanh thay vì “bành trướng vòi bạch tuộc” như các công ty lớn tại các quốc gia khác thường làm. Bên cạnh đó, Bỉ sẽ hướng đến hoạt động chuyển giao công nghệ và khoa học cho người dân Việt Nam nhằm gia tăng sản lượng cây trồng trên đồng ruộng.

“Bởi hiện nay, sản lượng sản xuất khoai tây của Việt Nam đạt từ 10 tấn -14 tấn/ha, trong khi của Bỉ là 40 tấn – 45tấn/ha, và chúng tôi muốn khuyến khích Việt Nam gia tăng diện tích và năng suất trồng trọt,” ông Romain nói./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.