Khởi động cuộc thi thiết kế vệ tinh dành cho giới trẻ Việt Nam

Các đội thi sẽ được phóng vệ tinh Cansat của mình lên độ cao 100-300m, thực hiện một số nhiệm vụ như đo đạc, thu thập, lưu trữ dữ liệu và gửi về trạm mặt đất...
Khởi động cuộc thi thiết kế vệ tinh dành cho giới trẻ Việt Nam ảnh 1Chuẩn bị tên lửa phóng tại Cansat 2016. (Nguồn: VNSC)

Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (VNSC-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sáng 21/6 đã phát động cuộc thi thiết kế vệ tinh dành cho giới trẻ (Cansat 2017).

Với chủ đề “Giám sát chất lượng tầng không khí,” Cansat 2017 được xem là một sân chơi cho các bạn trẻ đam mê với lĩnh vực công nghệ không gian và mong muốn tìm hiểu về công nghệ chế tạo vệ tinh.

Theo đại diện VNSC, mục tiêu của cuộc thi này nhằm giúp các kỹ sư tương lai có cái nhìn tổng quát cũng như có những trải nghiệm thực tế trong công nghệ chế tạo vệ tinh, kích thích sự sáng tạo không giới hạn của giới trẻ với khả năng ứng dụng to lớn của ngành công nghệ này trong đời sống.

Cuộc thi được chia làm 3 giai đoạn. Theo đó, ở giai đoạn lựa chọn ứng viên, các đội ngũ gửi ý tưởng thiết kế Cansat về Ban tổ chức. Sau đó, Ban tổ chức sẽ lựa chọn tối đa 5 đội tham để đào tạo, hỗ trợ một phần kinh phí để triển khai thiết kế và chế tạo Cansat. Ở giai đoạn thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh, các đội phải nộp cho ban tổ chức hai báo cáo tiến độ công việc gồm báo cáo thiết kế sơ bộ và chi tiết. Cuối cùng là Ngày hội Cansat, các đội sẽ phóng vệ tinh bằng phương tiện phóng do Ban tổ chức chuẩn bị. Vệ tinh Cansat sẽ được thả từ độ cao khoảng 100-300m. Trong quá trình rơi tự do, vệ tinh sẽ thực hiện một số nhiệm vụ như đo đạc, thu thập, lưu trữ dữ liệu và gửi về trạm mặt đất...

Thời gian đăng ký tham gia cuộc thi được tính từ nay tới hết 31/8, Ngày hội Cansat sẽ diễn ra vào tháng 12./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.