Khủng hoảng chính trị, Anh công bố thêm những dữ liệu kinh tế ảm đạm

Vay ròng chi tiêu công tại Anh trong tháng Chín ở mức 20 tỷ bảng, trong khi doanh số bán lẻ giảm 1,4% giữa lúc giá cả tăng phi mã khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu.
Khủng hoảng chính trị, Anh công bố thêm những dữ liệu kinh tế ảm đạm ảnh 1Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Walthamstow, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Những dữ liệu kinh tế mới công bố cho thấy vay chính phủ tăng trong khi doanh số bán lẻ giảm trong tháng Chín tiếp tục bổ sung những thông tin ảm đạm mà nước Anh phải đón nhận trong bối cảnh khủng hoảng chính trị.

Vay ròng chi tiêu công tại Anh trong tháng Chín ở mức 20 tỷ bảng (22 tỷ USD), mức cao thứ 2 từng được ghi nhận trong các tháng Chín mỗi năm trong bối cảnh lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ khiến lãi suất các khoản vay cũng tăng lên.

Doanh số bán lẻ giảm 1,4% giữa lúc giá cả tăng phi mã khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu. Dù vậy, mức giảm này cũng nhẹ nhàng hơn mức 1,7% ghi nhận trong tháng Tám.

[Goldman Sachs hạ triển vọng tăng trưởng của kinh tế Anh]

Những dữ liệu kinh tế này càng khiến bức tranh chung tại Anh thêm ảm đảm bởi một ngày trước đó, Thủ tướng Liz Truss đã từ chức sau 45 ngày nhậm chức do kế hoạch cắt giảm thuế mà chính phủ của bà công bố nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nhận phải phản ứng tiêu cực từ các thị trường.

Vay chi tiêu công đã vượt mức mà các nhà phân tích dự báo trước đó 17,2 tỷ bảng vốn đã là mức cao hơn nhiều so với dự báo của Chính phủ Anh.

Nhà kinh tế cao cấp Ruth Gregory từ Capital Economics nhận định doanh số bán lẻ thấp, dự báo vay chi tiêu công vượt mức sẽ khiến thủ tướng sắp tới thay thế bà Truss phải đương đầu với nhiệm vụ khó khăn nhằm điều hướng nền kinh tế vượt qua cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, cuộc khủng hoảng chi phí vay và cuộc khủng hoảng lãi suất tín dụng.

Chiến dịch vận động tìm người thay thế bà Truss khởi động trong ngày 21/10 và kéo dài hết tuần này.

Tuy nhiên, các đảng đối lập đã kêu gọi để cử tri Anh được lên tiếng nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài nhiều tháng tại nước này bằng cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.