Khủng hoảng Ukraine có thể phá mục tiêu ngân sách của Đức

Bộ trưởng Tài chính Đức Schäuble cảnh báo cuộc khủng hoảng Ukraine có thể làm thất bại kế hoạch cân bằng ngân sách của Chính phủ liên bang Đức.
Khủng hoảng Ukraine có thể phá mục tiêu ngân sách của Đức ảnh 1Bộ trưởng Tài chính Đức Schäuble lo ngại cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể ảnh hướng tới kế hoạch tài chính của Đức. (Ảnh: EPA)

Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble muốn cân bằng ngân sách bắt đầu từ năm 2015, song mục tiêu này có thể đổ vỡ do những nguy cơ tiềm ẩn trong cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.

Phát biểu trên báo Hình ảnh của Đức ngày 8/4, Bộ trưởng Schäuble cảnh báo cuộc khủng hoảng Ukraine có thể làm thất bại kế hoạch ngân sách của Chính phủ liên bang Đức.

Theo ông Schäuble, cơ hội đạt cân bằng ngân sách trong năm 2015 là rất khả quan, song tình hình hiện nay không đảm bảo cho điều đó, bởi "không ai biết tình hình Ukraine sẽ tiếp tục diễn biến ra sao."

Bộ trưởng Schäuble cũng bác bỏ khả năng xảy ra chiến tranh xung quang vấn đề Ukraine, song nhấn mạnh quốc gia này phải ổn định được vấn đề kinh tế và chính trị.

Trong dự thảo ngân sách liên bang năm 2014 trình trước Quốc hội Đức ngày 8/4, Bộ trưởng Schäuble lên kế hoạch giảm mức nợ mới từ 22,1 tỷ euro trong năm 2013 xuống 6,5 tỷ euro trong năm nay.

Ông Schäuble dự tính sẽ đạt cân bằng ngân sách trong năm tới và nước Đức, lần đầu tiên kể từ năm 1969, sẽ không có nợ ngân sách mới.

Chính phủ liên bang đặt mục tiêu giảm mức nợ của nước này trong vòng 10 năm tới xuống dưới 60% GDP. Theo đó, tới cuối năm 2017, mức nợ sẽ giảm xuống dưới 70% GDP từ mức khoảng 80% GDP hiện nay.

Theo chương trình ổn định của chính phủ liên bang gửi Uỷ ban châu Âu (EC), Đức dự tính đạt mức tăng trưởng 2% GDP trong năm 2015, và từ 2016-2018 đạt tăng trưởng trung bình khoảng 1,5%, trong đó thị trường việc làm tiếp tục được cải thiện.

Trong năm 2014, Chính phủ liên bang dự kiến sẽ đạt tăng trưởng thực ở mức 1,8%./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.