Kim ngạch thương mại Ấn Độ-châu Phi tăng mạnh

Kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và châu Phi tăng 32,4% giai đoạn 2008-2011, nhanh hơn mức 27% của Trung Quốc và châu Phi trong cùng kỳ.
Theo báo cáo chung của Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII) và Tổ chức Thươngmại Thế giới (WTO) công bố ngày 9/7, kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và châu Phităng 32,4% trong giai đoạn 2008-2011, nhanh hơn mức 27% của Trung Quốc và châuPhi trong cùng kỳ.

Với tiêu đề “Thương mại và đầu tư Ấn Độ - châu Phi”, báo cáo trên cho biếttrong giai đoạn này, Ấn Độ đã trở thành thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanhnhất đối với châu Phi, với mức tăng 41,8%, trong khi thị trường Trung Quốc tăng28%.

Xuất khẩu của Ấn Độ sang châu Phi cùng thời kỳ tăng 23,1%, thấp hơn mức tăng25,6% của Trung Quốc sang châu lục này. Ấn Độ có sự khởi đầu tại thị trường châuPhi thời năm 2005 thấp hơn so với Trung Quốc, song đã thu hút được hàng hóa xuấtkhẩu từ châu Phi và xuất sang lục địa này công nghệ của Ấn Độ.

Ấn Độ hiện là thị trường lớn thứ tư của châu Phi. Còn Trung Quốc đã soán ngôicủa Mỹ, trở thành thị trường lớn thứ hai của châu Phi sau Liên minh châu Âu(EU).

Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ hiện chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của châuPhi và trở thành ba điểm đến lớn đối với hàng hóa của châu Phi. Tương tự nhưvậy, ba nền kinh tế đang nổi này hiện chiếm gần 22% tổng kim ngạch nhập khẩu 501tỷ USD của châu Phi, tăng 13% so với năm 2005.

Dầu thô và khí hóa lỏng chiếm gần 2/3 giỏ hàng hóa xuất khẩu của châu Phi tớiẤn Độ.

Kim ngạch thương mại hai chiều Ấn Độ-châu Phi đã tăng từ 1 tỷ USD năm 2001lên khoảng 50 tỷ USD năm 2011-2012. Trong hội nghị cấp bộ trưởng Ấn Độ-châu Phi,do Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ Anand Sharma chủ trì hồi tháng Batại New Delhi, hai bên đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 100 tỷ USDvào năm 2015.

Châu Phi đang nhanh chóng nổi lên như một đối tác thương mại chiến lược củaẤn Độ. Năm 2005, châu Phi chiếm 3,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ, song tỷtrọng này đã tăng hơn gấp đôi lên 8,6% vào năm 2011.

Chính phủ Ấn Độ đã quyết định mở cuộc đối thoại với Thị trường chung khu vựcĐông và Nam Phi (COMESA) - tổ chức kinh tế lớn nhất của châu lục.

Ấn Độ khuyến nghị châu Phi nên đa dạng hóa xuất khẩu dịch vụ vì lợi ích củanền kinh tế châu lục này./.

Minh Lý (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.