Kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng 11% trong tài khóa 2021-2022

Ấn Độ dự định công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách hàng năm vào ngày 1/2, đồng thời nhấn mạnh kinh tế nước này sẽ chứng kiến sự phục hồi hình “chữ V” sau khi suy giảm mạnh nhất trong hơn 4 thập kỷ qua.
Kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng 11% trong tài khóa 2021-2022 ảnh 1Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 3/1/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 29/1, Chính phủ Ấn Độ dự báo nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 của nước này sẽ tăng trưởng 11% trong năm tài chính 2021-2022 (bắt đầu từ 1/4/2021), sau khi suy giảm 7,7% trong năm tài chính hiện tại (kết thúc vào 31/3/2021).

Dự báo trên, được đưa ra trong bản khảo sát kinh tế hàng năm của Chính phủ Ấn Độ, cũng nhận được sự đồng tình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khi cho rằng, kinh tế Ấn độ sẽ tăng trưởng 11,5% trong tài khóa tới.

Bản khảo sát này được công bố ngay trước khi Chính phủ Ấn Độ dự định công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách hàng năm vào ngày 1/2, đồng thời nhấn mạnh rằng kinh tế nước này sẽ chứng kiến sự phục hồi hình “chữ V” sau khi suy giảm mạnh nhất trong hơn bốn thập kỷ qua.

Ông Krishnamurthy Subramanian, cố vấn kinh tế hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ cho rằng, Ấn Độ có thể trở thành quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới trong hai năm tới.

[IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021]

Đất nước 1,3 tỷ dân này là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai trên thế giới bởi đại dịch COVID-19, với 10,5 triệu ca nhiễm. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới đã giảm đáng kể trong những tuần gần đây, và Chính phủ Ấn Độ hy vọng rằng đà phục hồi kinh tế nước này sẽ được thúc đẩy bởi một đợt tiêm chủng vắcxin ngừa COVID-19 trên diện rộng bắt đầu vào tháng này.

Trong dự thảo ngân sách hàng năm dự kiến sẽ được công bố vào ngày 1/2 tới, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman sẽ phải đưa ra được phương án chi tiêu nhằm cân bằng giữa nguồn lực tài chính hạn chế và nhu cầu cấp bách về chi tiêu xã hội và cơ sở hạ tầng để giúp nền kinh tế vực dậy từ cuộc hủng hoảng COVID-19.

Khảo sát của Chính phủ Ấn Độ nhấn mạnh những nỗ lực gần đây nhằm giảm bớt các quy định và khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và quốc phòng của nước này.

Tuy nhiên, Chính phủ Ấn Độ đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn xã hội do các cuộc biểu tình của người dân nhằm phản đối việc Chính phủ ban hành ba đạo luật cải cách nông nghiệp./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.