Kinh tế Cuba giảm lần giảm đầu tiên trong gần 25 năm qua

Không còn bị cấm vận, nhưng kinh tế Cuba lại bất ngờ sụt giảm 0,9% trong năm 2016, lần giảm đầu tiên trong gần 25 năm qua.
Kinh tế Cuba giảm lần giảm đầu tiên trong gần 25 năm qua ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: NBC News)

Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 28/12 thông báo nền kinh tế nước này giảm 0,9% trong năm 2016, lần giảm đầu tiên trong gần 25 năm, một phần do cuộc khủng hoảng ở đối tác thương mại chủ chốt là Venezuela.

Tại kỳ họp cuối cùng trong năm nay của Quốc hội, Chủ tịch Castro cho hay những khó khăn về tiền mặt và nhiên liệu trở nên xấu hơn trong nửa cuối năm.

Tuy nhiên, theo ông, những căng thẳng cũng như thách thức về tài chính có thể tiếp tục, nhưng GDP sẽ tăng trưởng nhẹ khoảng 2% trong năm 2017.

Ông Castro cho rằng đầu tư nước ngoài là lĩnh vực có thể cải thiện.

Kể từ khi phê chuẩn luật thúc đẩy đầu tư nước ngoài hơn hai năm trước, Cuba mới chỉ thông qua các dự án có số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, trong khi mục tiêu là thu hút 2 tỷ USD mỗi năm, biến đầu tư trở thành nguồn lực tăng trưởng quan trọng.

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Cuba, việc tăng cường nguồn lực tài chính cho sản xuất và đầu tư sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng của đất nước trong năm tới.

Số liệu cho thấy nền kinh tế Cuba sụt giảm mạnh trong nửa cuối năm sau khi chính phủ giảm nhập khẩu, đầu tư và cung cấp nhiên liệu do xuất khẩu và lượng dầu giá rẻ từ Venezuela giảm.

Nền kinh tế Cuba gặp khó khăn trong nhiều thập nhiên, một phần do lệnh cấm vận của Mỹ.

Các cải cách theo hướng thị trường và gần đây hơn, sự cải thiện trong quan hệ với Mỹ đã dẫn đến sự gia tăng về kiều hối và tạo cú huých cho ngành du lịch, đã giúp nền kinh tế đất nước này tăng trưởng trung bình 3% mỗi năm trong giai đoạn 2011-2015.

Tuy nhiên, sụt sụt giảm kéo dài của giá nhiên liệu trên toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nhiều đối tác thương mại lớn nhất của Cuba như Angola, Venezuela và Brazil, và nguồn thu từ các dịch vụ chuyên môn cung cấp cho các nước này giảm sút.

Venezuela đã cắt giảm lượng dầu giá rẻ bán cho Cuba và sự sụt giảm của giá hàng hóa đang gây thiệt hại cho xuất khẩu nickel, các chế phẩm dầu mỏ và đường của Cuba./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.