Kinh tế Đức tránh được suy thoái kỹ thuật trong 6 tháng cuối năm 2018

Kinh tế Đức đã tránh được một cuộc suy thoái kỹ thuật trong nửa cuối của năm 2018 khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này ghi nhận mức tăng trưởng 0% trong quý IV/2018.
Kinh tế Đức tránh được suy thoái kỹ thuật trong 6 tháng cuối năm 2018 ảnh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: (Nguồn: Spiegel Online)

Kinh tế Đức đã tránh được một cuộc suy thoái kỹ thuật trong nửa cuối của năm 2018 khi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này ghi nhận mức tăng trưởng 0% trong quý IV/2018.

Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis), kinh tế Đức đã chứng kiến động lực tăng trưởng đầy “sung mãn” trong nửa đầu năm 2018, với mức tăng trưởng GDP quý I và quý II lần lượt đạt 0,4% và 0,5%. Tuy nhiên, tình hình dường như kém thuận lợi hơn trong nửa cuối năm 2018, khi kinh tế nước này giảm 0,2% trong quý III và chững lại trong quý IV. Kết quả này khiến mức tăng trưởng kinh tế của Đức trong cả năm vừa qua chỉ đạt 1,4%, thấp hơn 0,1% so với dự tính được đưa ra hồi tháng trước và kém xa mức tăng 2,2% của năm 2017. Đây cũng là mức tăng trưởng yếu nhất của nền kinh tế “đầu tàu” châu Âu trong vòng 5 năm qua.

[Đức xuất khẩu 4 hệ thống tên lửa phòng thủ hải quân RAM sang Qatar]

Giới phân tích cho rằng sự trì trệ của kinh tế Đức trong quý IV/2018 bắt nguồn từ một loạt nhân tố, bao gồm doanh số bán ô tô suy yếu từ tháng 9/2018, do quy trình kiểm tra khí thải mới. Trong khi đó, hoạt động vận tải nội địa cũng bị chậm lại do mực nước thấp tại các sông của Đức sau khi trải qua một mùa Hè khô nóng. Ngoài ra, xung đột thương mại dai dẳng giữa Mỹ và Trung Quốc và lo ngại về một Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) không thỏa thuận cũng đè nặng lên hoạt động giao thương quốc tế của Đức.

Tuy nhiên, kết quả trong quý IV/2018 cũng cho thấy sức mạnh của hoạt động thương mại trong nước đã hỗ trợ tích cực cho nền kinh tế Đức đối phó với những “làn gió ngược” từ bên ngoài, với hoạt động đầu tư, chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu công đều tăng. Điều này đã giúp kinh tế Đức thoát khỏi nguy cơ suy thoái (tức giảm liên tiếp từ hai quý trở lên). Kinh tế Đức được dự báo sẽ tăng trưởng 1% trong năm nay và nước này đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt ngân sách khoảng 25 tỷ euro vào năm 2023./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.