Kinh tế Liên minh châu Âu chững lại do xung đột ở Ukraine

Xung đột ở Ukraine đã khiến lạm phát của khu vực đồng euro tăng vọt lên mức kỷ lục 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Ba và niềm tin của người tiêu dùng giảm mạnh.
Kinh tế Liên minh châu Âu chững lại do xung đột ở Ukraine ảnh 1Người dân mua hàng trong siêu thị tại Milan, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Paolo Gentiloni hôm 4/4 đã bác bỏ thông tin cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga của Liên minh châu Âu (EU) có thể khiến châu Âu rơi vào suy thoái trong năm nay. Tuy nhiên, ông dự báo mức tăng trưởng "rất giảm."

Phát biểu với báo giới bên lề cuộc họp Bộ trưởng Tài chính 19 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu, hôm 4/4 ở Luxembourg, Ông Gentiloni thừa nhận tác động của tình trạng xung đột này đến nền kinh tế châu Âu khiến kinh tế châu Âu không đạt được mức tăng trưởng như dự báo trước đây.

Tuy nhiên, ông cho rằng còn quá sớm để đưa ra một ước tính định lượng. Theo ông, mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể đạt 4% trong năm 2022 trong khu vực đồng euro.

[ECB khẳng định kinh tế châu Âu sẽ không rơi vào suy thoái]

Dự báo này của Ủy ban châu Âu (EC), được đưa ra vào đầu tháng Hai, trước khi chiến dịch của Nga ở Ukraine, sẽ được cập nhật vào ngày 16/5.

Theo ông Gentiloni, bức tranh chung không phải là suy thoái sắp tới, khi ông dựa vào "mức tăng trưởng rất giảm" vào thời điểm EU đang chuẩn bị một loạt biện pháp trừng phạt thứ năm đối với Nga, có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực năng lượng và làm trầm trọng thêm tác động của cuộc xung đột đối với người châu Âu.

Ủy viên kinh tế châu Âu nêu rõ mức tăng trưởng kỷ lục trong năm vừa qua sẽ giữ cho toàn khối ở vị trí tích cực trong cả năm 2022, đồng thời nhấn mạnh quyết tâm của người dân châu Âu gánh chịu cái giá của các biện pháp chống lại Moskva.

Xung đột ở Ukraine đã khiến lạm phát của khu vực đồng euro tăng vọt lên mức kỷ lục 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Ba và niềm tin của người tiêu dùng giảm mạnh.

Ủy viên Thương mại châu Âu Valdis Dombrovskis cho biết thêm theo đánh giá hiện tại của EC, xung đột ở Ukraine sẽ làm chậm lại đáng kể tăng trưởng kinh tế ở EU, nhưng không phải là suy thoái./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.