"Kinh tế Mỹ sẽ lặp lại tình trạng diễn ra ở Iceland"

Nhật báo "Le Temps" số ra mới đây đăng bài của giáo sư kinh tế học lừng danh Paul Krugman, trong đó nhận định viễn cảnh tồi tệ nhất cho nền kinh tế Mỹ đầu tàu thế giới là sẽ lặp lại tình trạng diễn ra ở Iceland.

Nhật báo "Le Temps" số ra mới đây đăng bài của giáo sư kinh tế học lừng danh Paul Krugman, trong đó nhận định viễn cảnh tồi tệ nhất cho nền kinh tế Mỹ đầu tàu thế giới là sẽ lặp lại tình trạng diễn ra ở Iceland.
 
Tác giả viết rằng nguyên lý điều hành nền kinh tế Iceland giống hệt ở Mỹ. Nước này đã phát triển quá mạnh thị trường tài chính mà không có sự quản lý. Năm 2008, Quỹ Heritage Foundation từng công nhận Iceland là nền kinh tế tự do thứ ba trên thế giới, chỉ sau Hong Kong và Singapore.

Ngành ngân hàng Iceland đã lợi dụng việc không bị chính phủ quản lý chặt chẽ để bơm phồng "bong bóng" bất động sản khổng lồ. Nền kinh tế Iceland đã rơi vào vòng xoáy không thể dứt ra được, trong khi giá nhà đất lao dốc không phanh. Điều tương tự đã diễn ra tại Mỹ.
 
Đặc biệt, tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi Chính phủ Iceland tham gia giải cứu ngành ngân hàng bằng cách bảo lãnh cho các món nợ. Những cuộc tranh luận của các nhà kinh tế học về Iceland cũng rất giống như các cuộc tranh luận của một số nhà kinh tế học về tình hình ở Mỹ, về việc phải làm cách nào để đối phó với "đống rác ngân hàng".
 
Để chống lại tình trạng suy giảm kinh tế, Iceland dường như không có sự chọn lựa, ngoài việc hy vọng vào sự hồi phục nhờ tăng xuất khẩu và chờ các nền kinh tế còn lại của thế giới tăng trưởng trở lại. Hiện Mỹ chưa đến mức trong tình thế "đường cùng" như Iceland nhưng lại đứng trước nhiều khó khăn trong tương lai vì chính sách giảm thuế và chi phí chiến tranh khổng lồ.
 
Tác giả nhận xét Mỹ đã ra khỏi thời đại "tăng trưởng kiểu Bush" với tỉ lệ nợ quốc gia trên tổng sản lượng nội địa cao hơn khi bắt đầu thực hiện chính sách kinh tế kiểu này. Và nếu tỉ lệ đó lên đến từ 30-40% - điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu tiếp tục sai lầm trong chính sách kinh tế - nước Mỹ sẽ phải đối mặt với những vấn đề khó giải quyết trên thị trường trái phiếu tương tự Iceland hiện nay.
 
Kết thúc bài báo, nhà kinh tế Paul Krugman tuyên bố rất lo ngại về kế hoạch cứu ngành ngân hàng của chính quyền Obama và cho rằng nếu quỹ thuế của Mỹ hiện nay được dùng để thu lợi nhất thời thay vì để điều chỉnh những vấn đề cốt lõi, có lẽ nước Mỹ sẽ không còn tài chính và cơ hội để có thể sửa chữa./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.