Kinh tế Mỹ thiệt hại hàng trăm tỷ USD mỗi năm do bạo lực súng đạn

Thiệt hại trên bao gồm khoản thu nhập bị mất, thất thu của chủ lao động, chi phí cho hoạt động của cảnh sát và lực lượng điều tra tội phạm cũng như chi phí điều trị y tế.
Kinh tế Mỹ thiệt hại hàng trăm tỷ USD mỗi năm do bạo lực súng đạn ảnh 1Súng trường bán tự động được bày bán tại một cửa hàng ở Las Vegas, bang Nevada, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Các vụ bạo lực sử dụng vũ khí nóng tại Mỹ đã gây thiệt hại lên tới 229 tỷ USD mỗi năm, tương đương 1,4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.

Thiệt hại trên bao gồm khoản thu nhập bị mất, thất thu của chủ lao động, chi phí cho hoạt động của cảnh sát và lực lượng điều tra tội phạm cũng như chi phí điều trị y tế.

Báo cáo, được thực hiện theo yêu cầu của các nghị sỹ đảng Dân chủ và công bố của ngày 18/9, cho thấy các bang nông nghiệp như Mississippi và Alabama có chi phí giải quyết các vụ bạo lực súng đạn ở mức cao nhất tính theo quy mô nền kinh tế của các bang này.

[Lý do khiến Mỹ rất khó kiểm soát việc sử dụng súng đạn]

Các bang có tỷ lệ người sở hữu súng cao như Alaska hay Arkansas cũng là những bang có tỷ lệ tự sát bằng súng cao nhất. Báo cáo cũng cho biết trẻ em và trẻ vị thành niên cũng là những đối tượng chịu rủi ro thương vong vì súng đạn cao hơn so với các nước phát triển khác.

Báo cáo này sử dụng dữ liệu của Trung tâm Luật pháp Gifford về ngăn ngừa bạo lực sử dụng súng và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ để phân tích chi phí xử lý bạo lực có sử dụng súng ở các bang.

Theo số liệu thống kê, tính từ đầu năm tới nay, tại Mỹ đã xảy ra 40.331 vụ bạo lực có sử dụng súng với 10.681 người thiệt mạng.

Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ Carolyn Maloney phát biểu rằng Mỹ hiện đang đứng đầu về tình trạng bạo lực sử dụng súng. Bà nhấn mạnh sinh mạng con người là không thể bù đắp, và tình trạng này thực sự là thảm họa.

Bản báo cáo đề xuất mở rộng quy định kiểm soát mọi lĩnh vực liên quan đến súng đạn, từ việc quảng cáo bán súng cho đến việc bán súng tại các cuộc trưng bày. Thông tin về người có ý định mua súng phải được gửi cho cơ quan chức năng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.