Kinh tế Nga bắt đầu tăng trưởng tích cực sau 2 năm suy thoái

Trong năm 2015 và 2016, nước Nga đã phải trải qua đợt suy thoái kéo dài nhất kể từ năm 1999, song trong năm 2017 đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Kinh tế Nga bắt đầu tăng trưởng tích cực sau 2 năm suy thoái ảnh 1 Một cửa hàng thực phẩm ở Saint Petersburg. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Sau 2 năm rơi vào suy thoái, nền kinh tế Nga đang bắt đầu phục hồi và quay trở lại tăng trưởng trong năm 2017.

Theo số liệu được Cơ quan Thống kê nhà nước Rosstat của Nga công bố ngày 1/2, trong năm ngoái, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 1,5% sau khi sụt giảm 2,8% trong năm 2015 và 0,2% trong năm 2016.

Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với các mục tiêu của chính phủ, khi Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Oreshkin hy vọng tăng trưởng GDP sẽ đạt 2%.

[Nga có thể đạt thặng dư ngân sách lần đầu tiên trong bảy năm ]

Trong năm 2015 và 2016, nước Nga đã phải trải qua đợt suy thoái kéo dài nhất kể từ năm 1999.

Giá dầu lao dốc hồi năm 2014 và những biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế xứ sở Bạch Dương, dẫn đến tiền lương thực tế của người dân Nga sụt giảm mạnh.

Chỉ đến cuối năm 2016, nền kinh tế Nga mới có dấu hiệu phục hồi với tăng trưởng đạt 0,3% trong quý cuối cùng của năm.

Trong hai nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Putin, từ năm 2000 đến 2008, nền kinh tế Nga có lúc đã đạt tăng trưởng hơn 7% nhờ giá dầu tăng vọt.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng của nền kinh tế Nga sẽ đạt 3,9% trong năm nay.

Số liệu trên được công bố chưa đầy 2 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Nga.

Tổng thống Vladimir Putin nhậm chức hồi cuối năm 1999. đã đặt mục tiêu thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn nền kinh tế toàn cầu, đồng thời hối thúc các chuyên gia kinh tế đưa ra những biện pháp nhằm chấn hưng nền kinh tế./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.