Kinh tế Nga sẽ chứng kiến sự khởi đầu khó khăn trong năm 2019

Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin cho rằng kinh tế Nga sẽ chứng kiến một sự khởi đầu khó khăn trong năm 2019 và chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 1,3 trong năm tới.
Kinh tế Nga sẽ chứng kiến sự khởi đầu khó khăn trong năm 2019 ảnh 1Người dân mua thực phẩm tại chợ ở Moskva, Nga ngày 16/1/2018. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin ngày 24/12 cho rằng kinh tế Nga sẽ chứng kiến một sự khởi đầu khó khăn trong năm 2019 và chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 1,3 trong năm tới.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Russia-24 TV Channel, ông Oreshkin cho biết giai đoạn khó khăn nhất đối với các động lực kinh tế của Nga là đầu năm 2019, còn giai đoạn nửa sau năm 2019 sẽ tích cực hơn.

[Những con số "biết nói": Lời đáp trả đanh thép của Nga với phương Tây]

Quan chức này cũng lưu ý rằng kinh tế Nga đang phải đối mặt với một loạt thách thức ở cả trong và ngoài nước.

Sức ép trong nước đang tác động tới nền kinh tế Nga. Việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ mức 18% lên 20% ở Nga trong năm 2019 sẽ làm suy yếu nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.

Ngoài ra, chính sách giảm bớt rủi ro từ sức ép lạm phát gia tăng của Ngân hàng Trung ương Nga cũng ảnh hưởng hạn chế tới các động lực kinh tế và tăng trưởng tín dụng vào đầu năm 2019.

Trong khi đó, tình hình thế giới kém thuận lợi, sự biến động trên các thị trường hàng hóa và nhu cầu giảm đối với các mặt hàng xuất khẩu của Nga chủ yếu do kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại.

Theo số liệu mới nhất, tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp của Nga bắt đầu chậm lại, nhân tố cũng sẽ ảnh hưởng tới các động lực kinh tế của nước này vào đầu năm 2019.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/12 cho biết sản phẩm trong nước (GDP) của Nga dự kiến tăng trưởng 1,8% năm 2018 và sẽ vượt mức 3% kể từ năm 2021./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.