Lạm phát tháng Tám của Mỹ lên mức cao nhất hơn một năm qua

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), theo dõi chi phí dịch vụ và hàng hóa gia dụng, đã tăng 1,7% so với tháng 8/2018, nhưng thấp hơn 0,1 điểm so với tháng Bảy, do giá xăng và điện giảm.
Lạm phát tháng Tám của Mỹ lên mức cao nhất hơn một năm qua ảnh 1Người dân lựa chọn hàng tại một siêu thị ở Yukon Delta, Alaska (Mỹ). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo báo cáo của Chính phủ Mỹ, chỉ số lạm phát tháng Tám của nước này đã tăng lên mức cao nhất của hơn một năm trong bối cảnh chi phí cho các dịch vụ bệnh viện và thuốc không kê theo đơn tăng.

Bất chấp dấu hiệu lạm phát bắt đầu “nóng dần lên," Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ hạ lãi suất một lần nữa vào tuần tới khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách “né” nguy cơ nền kinh tế toàn cầu chậm lại.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), theo dõi chi phí dịch vụ và hàng hóa gia dụng, đã tăng 1,7% so với tháng 8/2018, nhưng thấp hơn 0,1 điểm so với tháng Bảy, do giá xăng và điện giảm.

Tuy nhiên, khi không tính giá năng lượng và lương thực dễ biến động, CPI lõi đã tăng 2,4%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 7/2018. Chi phí nhà ở, vé máy bay, giá ôtô đã qua sử dụng và chi phí giải trí đều góp phần đẩy chỉ số này tăng cao.

Các nhà kinh tế kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất vào tuần tới do tình trạng bất ổn do cuộc chiến thương mại với Trung Quốc gây ra tác động bất lợi tới triển vọng tăng trưởng.

[Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Fed hạ lãi suất xuống 0%]

Tuy nhiên, nhà kinh tế Diane Swonk của Grant Thornton cho hay lạm phát lõi đang tăng lên có thể làm cản trở việc Fed giảm lãi suất.

Hồi tháng Bảy, Fed đã hạ lãi suất cho vay lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, nhưng hai thành viên của ủy ban chính sách đã phản đối quyết định đó.

Trong một báo cáo khác, Bộ Lao động Mỹ cho biết mức lương mỗi giờ được điều chỉnh theo lạm phát cho lao động Mỹ trong tháng Tám đã tăng cao nhất kể từ tháng 12/2018.

Thu nhập thực tế trung bình mỗi giờ tăng 0,4% so với tháng Bảy, cho thấy người tiêu dùng có thể chi nhiều hơn để hỗ trợ tăng trưởng trong doanh số bán lẻ, một chỉ số cũng quan trọng khác của nền kinh tế./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.