Làn sóng lây nhiễm mới COVID-19 đe dọa làm chệch hướng kinh tế Mỹ

Hoạt động kinh tế ở các bang của Mỹ có mức tăng mạnh nhất về số ca mắc COVID-19 mới trong những ngày gần đây, trong đó có Arizona, California, Florida and Texas, dường như đang "chao đảo."
Làn sóng lây nhiễm mới COVID-19 đe dọa làm chệch hướng kinh tế Mỹ ảnh 1Một nhà hàng mở cửa phục vụ thực khách tại New York, Mỹ ngày 25/6/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Các quan chức và giới chuyên gia kinh tế khuyến cáo sự bùng phát trở lại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên khắp nước Mỹ đang de dọa làm chệch hướng sự hồi phục kinh tế mới "nhen nhóm" ở nước này, khi nhiều bang đã ngừng hoặc đảo ngược một phần kế hoạch tái mở cửa nền kinh tế.

Theo nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Moody's Analytics, hoạt động kinh tế ở các bang của Mỹ có mức tăng mạnh nhất về số ca mắc COVID-19 mới trong những ngày gần đây, trong đó có Arizona, California, Florida and Texas, dường như đang "chao đảo."

Rõ ràng là các bang ở Mỹ đã mở cửa trở lại nền kinh tế quá nhanh, khiến dịch COVID-19 bùng phát trở lại và tác động tiêu cực tới các nền kinh tế.

Trong khi đó, theo Wells Fargo Securities Economics Group, số ca mắc COVID-19 mới tăng mạnh ở khu vực phía Nam và phía Tây của nước Mỹ, với các bang California, Arizona, Texas, Florida, Georgia và Carolinas chiếm phần lớn mức tăng trên.

[Fed thận trọng về triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ]

Còn theo Economics Group, số ca nhiễm mới dự kiến sẽ tăng nữa khi nền kinh tế mở cửa trở lại và hoạt động xét nghiệm COVID-19 được tiếp tục.

Economics Group lưu ý rằng nhiều bang và các khu vực tàu điện ngầm hoặc đã phải đóng cửa hoặc đảo ngược một phần thay kế hoạch tái mở theo từng giai đoạn, yếu tố sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trong mùa Hè này.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, kinh tế Mỹ đã giảm 5% trong quý 1/2020, song vẫn chưa thể hiện đầy đủ những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra. Nhiều nhà phân tích dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ còn giảm mạnh hơn trong quý 2/2020.

Về phần mình, một số quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khuyến cáo rằng kinh tế Mỹ dự kiến tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia khi Mỹ vẫn chưa thể ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 trong cộng đồng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.