Lào Cai nỗ lực khai thác các lễ hội phục vụ du lịch

Tết "Nhảy" của người Daolà một trong những "tài sản" độc đáo mà ngành văn hóa du lịch Lào Cai quan tâm khai thác để thu hút khách du lịch.
Cùng với lễ hội "Gầu Tào" của người Mông; hội"Lồng Tồng" của người Tày; hội "Róng Poọc" của người Giáy; hội "Khu Già Già" củangười Hà Nhì..., Tết "Nhảy" của người Dao cũng là một trong những "tài sản" độcđáo mà ngành văn hóa du lịch Lào Cai quan tâm khai thác, sử dụng để thu hútkhách du lịch.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai, tiến sỹ. Trần HữuSơn, là tỉnh miền núi đa sắc tộc, mỗi năm Lào Cai có trên 30 lễ hội. Đây chínhlà "tài sản" quý giá mà ngành văn hóa đang khai thác, phục vụ khách du lịch.

Đặc sắc Tết nhảy của đồng bào Dao

Năm nay là năm thứ hai anh Nikolai, quốc tịch Nga cùng một số bạn khách nướcngoài ăn Tết với đồng bào Dao ở Sa Pa với mong muốn duy nhất được chứng kiến Tếtnhảy của người Dao. Tết nhảy của người Dao chỉ được tổ chức vào ngày 1-2 TếtNguyên đán.

Nắm được thông tin này, ngay từ cuối năm trước, anh và một số bạn làm việcở Hà Nội đã sớm thu xếp công việc để tổ chức một chuyến lên Sa Pa, Lào Cai đếnvới vùng dân tộc Dao Tả Phìn dự Tết nhảy.

Anh nói, ở Quảng Ninh, Hòa Bình, PhúThọ và Thanh Hóa, người Dao Việt Nam cũng có tục nhảy dịp Tết, nhưng năm nay anhvà bạn bè chọn Lào Cai để làm một tour đến hết ngày 9 tháng Giêng để được dự lễhội "Gầu Tào" của người Mông; hội "Lồng Tồng" của người Tày và hội "Róng Boọc"của người Giáy.

Theo đánh giá của đa số khách du lịch, Tết nhảy của người Dao là một nétsinh hoạt mang đậm màu sắc tín ngưỡng từ việc chọn địa điểm tổ chức là nhà ôngtrưởng họ đến các bước nhảy mời tổ tiên, bố mẹ; nhảy mời tiên nương, tiểu nữgiáng trần, điệu nhảy dâng gà trống đỏ, gà trống vàng...

Kết thúc là điệu múacờ. Mỗi điệu nhảy múa đều mang tính hình tượng cao, diễn tả cảnh các thiên thần,tổ tiên về hạ giới dự tết với con cháu.

Sau nghi lễ nhảy múa là lễ rước và tắmtượng tổ tiên. Với thời gian kéo dài ít nhất hai ngày, lễ hội nhảy lửa đã giữ chându khách ít nhất ba ngày, hai đêm. Đây cũng là điều kiện để tăng thu cho ngành dulịch.

Những ai đã từng chứng kiến Tết nhảy của người Dao đỏ ở Tả Phìn, huyện SaPa (Lào Cai) đều thừa nhận nó chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cổ, phảng phất tínngưỡng thờ gà làm vật tổ (Totem giáo), cầu mong sự bảo hộ và che chở của vật tổcho sự phát triển và tồn tại của tộc người mình. Ngoài ra, Tết nhảy còn mang ýnghĩa nhân văn sâu sắc trong nghi thức thờ cúng tổ tiên.

"Lồng Tồng" hay "Róng Poọc" của người Tày, người Giáy

Hội Lồng Tồng của người Tày hay theo tên gọi của người Giáy là "Róng Boọc"cũng diễn ra trong tháng Giêng, nội dung của lễ hội là cầu được mùa, được phúcthông qua cúng thần, cúng cây con ngoài ruộng. Phần lễ cũng do người cao tuổihoặc thầy mo có uy tín trong làng đứng ra cầu cúng.

Địa điểm tổ chức lễ hộithường ở giữa bãi đất bằng phẳng dựng một cây còn (người Kinh gọi là cây nêu),trên có dán giấy đỏ, vàng. Các mâm lễ là những sản vật làm được trong năm, mỗithứ một ít với lòng thành tạ ơn trời đất đã cho của, cho lộc và mong năm tới mưathuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Phần hội tiếp sau đó là các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao. Xưa thìcác cô gái Tày chơi mác lẹ, đánh yến; còn con trai thì đánh quay, đánh đu...

Nayphát triển thêm các trò thể thao thi đấu bóng đá, bóng bàn, kéo co, đi cầu thăngbằng, đi cà kheo, nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê... Nhưng dù xưa hay nay đều khôngthể thiếu được cuộc thi tung còn trong phần hội. 6 quả còn do các cô gái chưachồng tết, có dải tua để cầm tung cao.

Các quả còn được chia đều cho hai bên nam nữ làng trên xóm dưới tung chonhau thông qua một cây nêu cao khoảng 15 đến 20m, trên cùng có vòng tròn đượcdán kín bằng tờ báo. Nếu bên nào ném thủng tờ báo dán ở vòng tròn trên đỉnh câynêu sẽ là người chiến thắng và làng bên đó sẽ gặp may trong năm mới. Còn ngườitrực tiếp ném trúng và làm thủng vòng tròn đó sẽ được ban tổ chức và già làngthưởng phần quà xứng đáng. Đương nhiên, người đó sẽ đắt vợ, đắt chồng và gặpnhiều may mắn trong năm, bởi các trò chơi trong lễ hội là dịp tâm tình của cácnam thanh nữ tú làng trên xóm dưới.

Lễ hội Lồng Tồng (người Tày) hay Roóng Poọc của người Giáy chỉ kéo dài 1ngày, nhưng phần hội có thể kéo dài hơn, vì vậy cùng với các lễ hội khác trongnăm, nếu biết phân phối tổ chức liên hoàn và lành mạnh cùng với các dịch vụ đitheo tốt hơn thì các hoạt động văn hóa mang tính di sản tín ngưỡng này sẽ giữđược chân khách lâu hơn trong các tour du lịch đến Sa Pa, Bắc Hà nói riêng vàLào Cai nói chung.

Để lễ hội thành "tài sản" của du lịch

Theo thống kê của ngành du lịch, năm 2012, Lào Cai đón trên 1.048.000 lượtkhách, doanh thu đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2011.

 Sở dĩ lượng khách năm 2012 không cao so với dự kiến nhưng do số ngày lưulại lâu hơn nên nguồn thu từ ngành du lịch cũng cao hơn.

Lãnh đạo ngành Văn hóaLào Cai cho biết, mặc dù lượng khách quốc tế đến Lào Cai giảm nhưng tổng doanhthu du lịch năm 2012 của tỉnh tăng 35,8% so với năm 2011 là do số ngày nghỉ bìnhquân của các đoàn khách trong nước và quốc tế đã tăng lên đáng kể, doanh thu từkhách quốc tế so với năm 2011 tăng 22,6%; khách nội địa tăng 48,7%.

Trong đó các địa phương có nhiều hoạt động lễ hội đậm bản sắc như Sa Pađón hơn 610.000 lượt khách, Bắc Hà đón 120.900 lượt khách, Bát Xát đón 5.018lượt khách, Bảo Yên đón 70.000 lượt khách (riêng đền Bảo Hà đón 50.000 lượtkhách).

Đạt được kết quả như trên là nhờ Lào Cai đã khai thác và phát huy cóhiệu quả bước đầu các di sản văn hóa ngang tầm.

Theo tiến sỹ Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch LàoCai, trong thời gian tới, ngành du lịch Lào Cai sẽ chú trọng khai thác và pháttriển các sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giátrị tài nguyên du lịch độc đáo địa phương, nhất là khai thác và chắt lọc cáctinh hoa văn hóa dân gian đậm đà bản sắc để biến chúng thành "tài sản" phục vụdu lịch.

Tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và nâng cao chất lượngphục vụ với mục tiêu đón khoảng 1.100.000 lượt khách du lịch trong năm 2013,tổng doanh thu du lịch đạt 2.123 tỷ đồng./.

Lục Văn Toán (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục