Lào tiếp cận kinh nghiệm quản lý kinh tế của Việt Nam

Sáng ngày 16/5, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài chính Lào do Bộ trưởng Liane Thy-keo dẫn đầu.

Sáng ngày 16/5, tại Hà Nội, giáo sư, tiến sỹ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài chính nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào do Bộ trưởng Liane Thy-keo dẫn đầu trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Liane Thy-keo thông tin tới Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Lào trong thời gian qua và kết quả tốt đẹp của buổi làm việc giữa Bộ Tài chính hai nước nhân chuyến thăm lần này.

Bộ trưởng Liane Thy-keo nhấn mạnh, “mối quan hệ giữa Bộ Tài chính hai nước trong những năm gần đây đã thực sự đi vào chiều sâu với nhiều hợp tác mang tính toàn diện.”

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Lào cũng đề xuất mong muốn được đồng chí Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (nguyên là Bộ trưởng Bộ Tài chính) chia sẻ những thông tin về phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây và một số kinh nghiệm trong quá trình quản lý tài chính ngân sách, đặc biệt trên các lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước; thanh kiểm tra, chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ đọng; vấn đề liên quan đến quản lý nợ công…

Với đề xuất trên, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã chia sẻ với đoàn công tác Bộ Tài chính Lào về tình hình kinh tế vĩ mô trong thời gian qua, cũng như những kinh nghiệm trong quản lý tài chính ngân sách của Việt Nam. Qua những kinh nghiệm của Việt Nam, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định để thực hiện thành công việc chèo lái nền kinh tế vượt ra khỏi khó khăn, Việt Nam đã rút ra những kinh nghiệm hết sức quý báu, những kinh nghiệm này phía Lào có thể nghiên cứu để áp dụng cho phù hợp với tình hình của mình.

Trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị trong thời gian tới đây hai nước cần tăng cường hợp tác tương xứng với tiềm năng của hai nước, chọn lĩnh vực ưu tiên, đưa hợp tác phát triển kinh tế, đầu tư tương xứng với hợp tác chính trị giữa hai nước.

Đặc biệt là ưu tiên hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, khai thác mỏ mà chính phủ hai nước đã ký kết đồng thời đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nh

Ngoài ra, hai nước cũng tăng cường phát triển một số ngành chủ chốt, du lịch, hợp tác tài chính tiền tệ để tiến tới cộng đồng kinh tế Asean năm 2015, cũng cần quan tâm hợp tác phát triển lĩnh vực nông nghiệp, trồng cây cao su…/.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.