Lập Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể

Thủ tướng vừa ký Quyết định số 887/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo TW tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Lập Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế tập thể ảnh 1Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. (Nguồn: TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 887/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Theo quyết định, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Trưởng ban Chỉ đạo. Các Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Phó Trưởng ban Thường trực), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

[Phát triển kinh tế tập thể phải xuất phát từ nhu cầu của nhân dân]

Ủy viên Ban Chỉ đạo là các Ủy viên Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Giúp việc Ban Chỉ đạo có Tổ Biên tập do Trưởng ban Chỉ đạo quyết định.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tổ chức tổng kết, xây dựng Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; dự thảo Nghị quyết mới để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư (vào quý 1/2020). Ban Chỉ đạo tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Việc tổng kết nhằm đánh giá kết quả triển khai và tình hình phát triển kinh tế tập thể sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, gồm kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế tập thể thời gian tới phù hợp với tình hình thực tế, phục vụ việc xây dựng dự thảo Nghị quyết mới về phát triển kinh tế tập thể./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.