Liên kết chuỗi nghêu tiêu chuẩn MSC tại Đồng bằng sông Cửu Long

Toàn vùng nghêu của tỉnh Bến Tre được cấp Chứng nhận MSC từ năm 2009, đây là nhãn hiệu cho sản phẩm thủy sản đảm bảo được khai thác từ một ngư trường bền vững.
Liên kết chuỗi nghêu tiêu chuẩn MSC tại Đồng bằng sông Cửu Long ảnh 1Lễ ký kết “Liên kết chuỗi nghêu theo tiêu chuẩn MSC giữa Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam và vùng nuôi nghêu tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh,” ngày 8/1. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Trong bối cảnh hội nhập, ngành nông nghiệp – thuỷ sản đứng trước yêu cầu phát triển theo hướng hiện đại, bền vững nhằm đáp ứng cơ chế thị trường có tính cạnh tranh cao.

Song để nuôi trồng, sản xuất bền vững, đáp ứng truy xuất nguồn gốc thì vai trò của chuỗi giá trị liên kết giữa người sản xuất, doanh nghiệp, nhà khoa học và cơ quan quản lý là hết sức cần thiết.

Từ thực tế trên, Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ ký kết “Liên kết chuỗi nghêu theo tiêu chuẩn MSC giữa Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam và vùng nuôi nghêu tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh,” ngày 8/1.

Theo ông Lê Thanh Lựu, Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), nghêu là một trong bốn sản phẩm thủy sản nuôi trồng chủ lực của Việt Nam (cùng với tôm, cá tra, cá rô phi) đồng thời tạo việc làm cho khoảng 200.000 lao động.

Ông Lựu cho biết hiện diện tích nuôi nghêu và một số loài nhuyễn thể trên cả nước là 40.685 ha, cho sản lượng gần 300.000 tấn/năm. Với con nghêu, giống đang nuôi trồng chủ yếu là loài Meretrix lyrata, được khai thác lâu đời tại Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều tỉnh ven biển, như Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh với diện tích tương ứng 2.873ha, 1.950ha và 460ha (năm 2019).

Liên kết chuỗi nghêu tiêu chuẩn MSC tại Đồng bằng sông Cửu Long ảnh 2Ông Lê Thanh Lựu, Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững. (Vietnam+)

Song thời gian qua, cộng đồng nghề nghêu gặp nhiều khó khăn khi đầu ra bấp bênh, do bị thương lái ép giá, không chủ động nguồn đầu ra. Đồng thời các giá trị của việc khai thác bền vững chưa được nhân rộng và những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường nuôi nghêu.

Đến thời điểm này, duy chỉ có vùng nghêu của tỉnh Bến Tre được cấp Chứng nhận MSC (Marine Stewardship Council) lần đầu tiên từ năm 2009 – Nhãn hiệu cho sản phẩm thủy sản đảm bảo được khai thác từ một ngư trường bền vững, quản lý tốt và khai thác có một cách trách nhiệm. Hiện nay, MSC là nhãn sinh thái được ưu chuộng nhất trên thế giới và có thị trường ở trên 100 quốc gia.

Theo ông Nguyễn Hồ Nguyên, Tổng giám đốc Công ty Lenger tại Việt Nam, sản phẩm nghêu của Việt Nam rất được ưa chuộng tại nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Australia.

Trước yêu cầu đó, trong khuôn khổ dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị Nghêu và Tre ở Việt Nam” giai đoạn 2018 – 2022, do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, Trung tâm Hợp tác quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp sẽ thực hiện hỗ trợ và thúc đẩy duy trì chứng nhận MSC cho nghề nghêu tỉnh Bến Tre tới năm 2022 đồng thời đạt chứng nhận MSC cho nghề nghêu tỉnh Tiền Giang và tỉnh Trà Vinh vào năm 2020 - 2021./.

Ông Lương Đình Lân, Quản lý Chương trình cấp cao, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, phát biểu tại sự kiện:

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.