Liên kết phát triển du lịch Hà Nội-Bắc Giang-Lạng Sơn

Liên kết phát triển du lịch 3 tỉnh, thành nhằm mục đích xây dựng những sản phẩm vùng miền đặc trưng và tạo ra những thương hiệu mới.
Hội thảo "Liên kết phát triển du lịch Hà Nội-Bắc Giang-Lạng Sơn," tổ chức ngày7/10, tại Bắc Giang, nhằm đánh giá các thế mạnh của du lịch ba tỉnh, thành phốvà đưa ra phương hướng, giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịchcủa các địa phương, tạo tiền đề xây dựng các sản phẩm du lịch mới, hình thànhcác tuyến du lịch thu hút khách đến với ba tỉnh, thành.

Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh chobiết Chương trình phát triển du lịch Bắc Giang đã được Nghị quyết Đại hội đạibiểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII thông qua và là một trong năm chươngtrình phát triển kinh tế-xã hội trọng tâm của tỉnh Bắc Giang giai đoạn2011-2015.

Với phương châm liên kết cho sự phát triển bền vững, liên kết nhằm xây dựngnhững sản phẩm vùng miền đặc trưng, tạo ra những thương hiệu mới mang tính độtphá sẽ có ý nghĩa to lớn thúc đẩy du lịch của ba tỉnh, thành phố phát triển. Sovới du lịch Hà Nội và Lạng Sơn, du lịch Bắc Giang vẫn là một "ngành non trẻ"nhưng với tiềm năng du lịch khá phong phú, có bản sắc riêng, du lịch Bắc Giangđược đánh giá là điểm đến đầy hứa hẹn như hồ Khuôn Thần, hồ cấm Sơn, rừng nguyênsinh Khe Rỗ-Tây Yên Tử, khu du lịch suối Mỡ...

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội Trương Minh Tiến cho rằngvới những tài nguyên du lịch độc đáo, Bắc Giang có thể phát triển một số loạihình du lịch như du lịch văn hóa đến với chùa Vĩnh Nghiêm, ngôi chùa đã cólịch sử trên 1.000 năm tuổi, nơi có hệ thống kiến trúc độc đáo và có bộ mộc bảnđược công nhận là di sản ký ức thế giới, du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần đếnvới rừng Khe Rỗ, Suối Mỡ, hồ Khuôn Thần... Vì vậy, việc liên kết xây dựng tour,xúc tiến quảng bá du lịch sẽ rất thuận lợi.

Hà Nội có thể hỗ trợ Bắc Giang và Lạng Sơn trong việc đào tạo đội ngũ nhânlực phục vụ du lịch với nhiều phương thức khác nhau nhằm nâng cao chất lượngnguồn nhân lực phục vụ du lịch của địa phương.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn Bế Thị Thu Hiền cũngkhẳng định liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, các vùng trong cả nước làmột xu hướng tích cực và cần thiết cho sự phát triển du lịch của mỗi tỉnh. HàNội với vai trò là Thủ đô - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học côngnghệ và giao lưu của cả nước; Bắc Giang có vị trí vùng chuyển tiếp giữa miền núivà đồng bằng, có địa hình tự nhiên phong phú, đa dạng, là vùng đất cổ có nhiềudi tích lịch sử văn hóa gắn liền vói đất và người vùng Kinh Bắc.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc có bề dày lịch sửvới nhiều di tích lịch sử, khảo cổ, cảnh quan thiên nhiên phong phú, cửa khẩu vàlà trung tâm nối Trung Quốc với các nước Asean... Vì vậy để việc liên kết đạthiệu quả cao, cần xác định rõ lộ trình cụ thể hóa những vấn đề hợp tác, liênkết phát triển du lịch của ba tỉnh, thành phố như xây dựng và đa dạng hóa sảnphẩm du lịch; đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch mang tínhliên vùng...

Đại diện Tổng cục Du lịch cũng cho rằng để thúc đẩy liên kết phát triển du lịchHà Nội-Bắc Giang-Lạng Sơn cần tập trung công tác quy hoạch các điểm du lịchtrọng điểm, trên cơ sở đó tăng cường công tác xúc tiến nhằm thu hút các dự ánđầu tư có kiến trúc hài hòa với môi trường, cảnh quan thiên nhiên; đẩy mạnhliên kết, khai thác thế mạnh sản phẩm du lịch của mỗi địa phương, phát triển cácsản phẩm du lịch độc đáo và đa dạng; nghiên cứu khai thác những truyền thống vàbản sắc văn hoá đặc sắc cũng như khuyến khích khôi phục, phát triển các làngnghề thủ công truyền thống của các dân tộc để phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh đó, các địa phương cần nâng cấp, hoàn thiện, hiện đại hệ thống đườnggiao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ và kết cấu hạ tầng du lịch vì cơ sởhạ tầng giao thông đóng vai trò quyết định trong việc tạo thuận lợi cho khách dulịch./.

PV (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục