Liên minh châu Âu quyết không nhượng bộ trong đàm phán với Anh

Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker một lần nữa cảnh báo Anh phải nhất trí với các điều khoản "chia tay" trước rồi mới được phép nghĩ tới một cuộc thảo luận về mối quan hệ đôi bên hậu Brexit.
Liên minh châu Âu quyết không nhượng bộ trong đàm phán với Anh ảnh 1Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 29/8, khi vòng đàm phán thứ 3 về việc đưa Anh rời Liên minh châu Âu (EU) - hay còn lại là Brexit, đang diễn ra tại thủ đô Brussels của Bỉ, Chủ tịch Ủy ban ​châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker một lần nữa cảnh báo Anh phải nhất trí với các điều khoản "chia tay" trước rồi mới được phép nghĩ tới một cuộc thảo luận về mối quan hệ đôi bên hậu Brexit.

Phát biểu trước các quan chức ngoại giao EU, ông Juncker nhấn mạnh sẽ không có cuộc đàm phán nào về mối quan hệ trong tương lai khi các vấn đề về "chia tách" chưa được thống nhất.

Ông Juncker cũng bày tỏ sự thất vọng với cách mà Chính phủ Anh đang tiếp cận với các cuộc đàm phán Brexit.

[EU mong muốn tiến trình đàm phán Brexit diễn ra một cách nghiêm túc]

Tất cả những hồ sơ bày tỏ quan điểm mà London công bố trước thềm vòng đàm phán thứ ba đều không khiến nhà lãnh đạo EC này "hài lòng" vì vậy chắc chắn sẽ còn vô vàn khúc mắc cần giải quyết giữa đôi bên.

Vòng đàm phán thứ 3 giữa EU và Anh đã bắt đầu hôm 28/8 tại Brussels với việc Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier nhắc nhở đối tác phía Anh "nghiêm túc" đàm phán mới mong kịp hạn chót vào tháng 3/2019.

EU cho rằng cần phải có những "tiến triển hợp lý" trong ​ba lĩnh vực chính gồm quyền công dân, vấn đề biên giới giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, và nghĩa vụ tài chính mà Anh phải thực hiện khi rời EU thì mới có thể tiến tới các cuộc đàm phán về quan hệ song phương đặc biệt là quan hệ thương mại. Trong khi Anh lại luôn muốn gắn việc giải quyết những vấn đề "chia tách" với mối quan hệ tương lai.

Theo kế hoạch, các lãnh đạo EU phải đưa ra quyết định về việc liệu đã có thể khởi động việc đàm phán về mới quan hệ song phương hậu chia tay hay chưa vào tháng 10 tới nhưng ngày càng có nhiều cơ sở cho thấy có thể phải đến tháng 12 quyết định này mới được đưa ra khi mà những bất đồng giữa hai bên chưa hề có dấu hiệu thu hẹp./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.