Liên minh châu Âu sẽ cấm quan hệ giao dịch làm ăn với Triều Tiên

Lệnh trừng phạt sẽ bổ sung thêm vào danh sách đen 3 quan chức hàng đầu cùng với 6 doanh nghiệp Triều Tiên, cấm các cá nhân và thực thể này đi tới các nước trong khối và đóng băng tài sản của họ.
Liên minh châu Âu sẽ cấm quan hệ giao dịch làm ăn với Triều Tiên ảnh 1Triều Tiên chuẩn bị phải nhận thêm lệnh trừng phạt. (Nguồn: Premium Times)

Theo Reuters, dự kiến trong ngày 16/10 tới, Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhất trí cấm quan hệ giao dịch làm ăn với Triều Tiên. Đây là một phần trong gói trừng phạt mới nhằm cô lập Bình Nhưỡng liên quan tới chương trình hạt nhân và tên lửa của quốc gia Đông Bắc Á này.

Cụ thể, lệnh trừng phạt sẽ bổ sung thêm vào danh sách đen 3 quan chức hàng đầu cùng với 6 doanh nghiệp Triều Tiên, cấm các cá nhân và thực thể này đi tới các nước trong khối và đóng băng tài sản của họ.

Theo một quan chức cấp cao EU, cho tới nay đã có tổng cộng 41 cá nhân và 10 công ty Triều Tiên chịu lệnh trừng phạt của EU. Còn trong danh sách trừng phạt của Liên hợp quốc thì có 63 cá nhân, 53 công ty và tổ chức.

Tuy nhiên, quan chức này cho hay: “Những người Triều Tiên dường như thờ ơ với khả năng EU đóng vai trò trung gian hòa giải hòa bình. Triều Tiên mong muốn tiến hành đối thoại trực tiếp với Mỹ, tuy nhiên Tổng thống Donald Trump đã loại bỏ khả năng này.”

[Liên hợp quốc thắt chặt việc thực thi trừng phạt Triều Tiên]

Mặc dù vậy, tác động thực chất của lệnh cấm có khả năng chỉ mang tính biểu tượng. Brussels sẽ áp đặt một lệnh cấm vận dầu mỏ và một lệnh cấm đối với đầu tư EU, tuy nhiên thực tế EU không bán dầu thô cho Triều Tiên và các công ty châu Âu không tiến hành các hoạt động đầu tư đáng kể tại đó.

Mục đích của các lệnh trừng phạt của EU là để thúc đẩy các nước khác cấm xuất khẩu dầu thô tới Triều Tiên, kể cả đơn phương hoặc trong khuôn khổ Liên hợp quốc.

Ngoài ra, nếu Bình Nhưỡng tiếp tục tiến hành thêm các vụ thử tên lửa, thì EU có thể cân nhắc áp đặt trừng phạt đối với các doanh nghiệp không thuộc EU đang làm ăn với Bình Nhưỡng, điều mà Mỹ đã làm./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.