Lo ngại về triển vọng nhu cầu gây sức ép lên giá dầu châu Á

Với việc các nhà đầu tư hướng sự chú ý đến cuộc họp cấp bộ trưởng của các nước sản xuất dầu chủ chốt diễn ra vào cuối ngày, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 40 cent (0,9%) xuống 45,06 USD/thùng.
Lo ngại về triển vọng nhu cầu gây sức ép lên giá dầu châu Á ảnh 1Một cơ sở khai thác dầu ở Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Trong phiên giao dịch chiều 19/8, giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống do lo ngại nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của Mỹ có thể không phục hồi nhanh như dự kiến khi các cuộc đàm phán về gói kích thích kinh tế mới bị đình trệ.

Với việc các nhà đầu tư hướng sự chú ý đến cuộc họp cấp bộ trưởng của các nước sản xuất dầu chủ chốt diễn ra vào cuối ngày, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 40 cent (0,9%) xuống 45,06 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ New York giảm 34 cent (0,8%) xuống 42,55 USD/thùng.

Hiroyuki Kikukawa, nhà nghiên cứu của Nissan Securities, nhận định những lo ngại về nhu cầu đã đè nặng lên giá dầu, giữa bối cảnh giới chức Mỹ vẫn chưa đạt được đồng thuận về gói kích thích kinh tế mới và các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung bị hoãn lại.

[Giá dầu thế giới đi xuống sau khi IEA hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ]

Ngày 18/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo ông đã hoãn các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, đồng thời cho biết ông không muốn thảo luận với Bắc Kinh vào lúc này.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Kikukawa đà giảm của giá dầu đã bị hạn chế trước báo cáo về dự trữ dầu thô của Mỹ.

Chuyên gia này dự đoán trong thời gian tới giá dầu sẽ ở dao động trong phạm vi hẹp giữa những thông tin trái chiều trên thị trường.

Theo Viện Xăng dầu Mỹ (API), dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước giảm 4,3 triệu thùng xuống khoảng 512 triệu thùng, cao hơn dự đoán của các nhà phân tích về mức giảm 2,7 triệu thùng.

Hiện nay, các nhà đầu tư đang chờ đợi tin tức về cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất khác (còn được gọi là OPEC+) diễn ra vào cuối ngày 19/8.

Theo nguồn tin từ OPEC+, mức độ tuân thủ của các nước tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng của tổ chức này trong tháng 7/2020 vào khoảng 95-97%, một mức cao theo quy định của OPEC./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.