Lượng khí thải của Mỹ gây thiệt hại kinh tế toàn cầu hơn 1.800 tỷ USD

5 quốc gia là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil gây ra thiệt hại cho kinh tế toàn cầu lên tới 6.000 tỷ USD, trong đó Nga, Ấn Độ và Brazil đã gây ra thiệt hại hơn 500 tỷ USD mỗi nước.
Lượng khí thải của Mỹ gây thiệt hại kinh tế toàn cầu hơn 1.800 tỷ USD ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: US News)

Theo một nghiên cứu mới của Đại học Dartmouth công bố trên tạp chí Climatic Change mới đây cho thấy, Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia có lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, đã gây ra thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hơn 1.800 tỷ USD mỗi nước.

Nghiên cứu đã cho thấy, một số quốc gia có lượng phát thải lớn nhất phải chịu trách nhiệm khi gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các quốc gia nghèo hơn, dễ bị tổn thương hơn do sự nóng lên toàn cầu.

Theo nghiên cứu, 5 quốc gia đứng đầu danh sách là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil. 5 nước này gây ra thiệt hại cho kinh tế toàn cầu lên tới 6.000 tỷ USD, trong đó Nga, Ấn Độ và Brazil đã gây ra thiệt hại hơn 500 tỷ USD mỗi nước.

Báo cáo cũng tính toán thiệt hại do lượng khí thải của mỗi quốc gia gây ra đối với nền kinh tế của từng quốc gia khác.

[Lượng khí thải nhà kính của Mỹ tăng mạnh trở lại trong năm 2021]

Các quốc gia chịu thiệt hại kinh tế do khí thải của Mỹ có nhiệt độ ấm hơn và nghèo hơn mức trung bình toàn cầu và thường nằm ở phía Nam bán cầu hoặc vùng nhiệt đới như Mexico, với mức thiệt hại 79,5 tỷ USD hay Phillipines, với 34 tỷ USD.

Ngược lại, lượng khí thải do Mỹ tạo ra có tác động tích cực đến kinh tế các nước Canada và Nga, góp phần tạo ra lợi ích tương ứng là 247 tỷ USD và 341 tỷ USD.

Các quốc gia được hưởng lợi từ lượng khí thải của Mỹ có nhiệt độ mát hơn và giàu hơn mức trung bình toàn cầu. Nhiệt độ ấm hơn, trong một số trường hợp, có thể giúp tăng sản lượng khi làm tăng năng suất cây trồng.

Theo một số chuyên gia, nghiên cứu trên cung cấp những ước tính có giá trị pháp lý về những thiệt hại tài chính mà các quốc gia phải gánh chịu do hiện tượng biến đổi khí hậu mà các quốc gia khác gây ra./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.