Lý do ASEAN phải nắm bắt công nghệ số để phát triển mạnh hơn

Các công nghệ số đã làm thay đổi cách sống của hơn 700 triệu người ở Đông Nam Á. Công nghệ số cũng có quan hệ mật thiết đến quyền công dân và quản trị.
Lý do ASEAN phải nắm bắt công nghệ số để phát triển mạnh hơn ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: World Economic Forum)

Trang mạng eastasiaforum.org đưa tin Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tập trung mạnh mẽ hơn nữa vào kiết thức kỹ thuật số để có thể phát huy hết tiềm năng về một xã hội và nền kinh tế số ASEAN vào năm 2025.

Internet và truyền thông xã hội đang tiếp cận khối kiến thức rộng lớn hơn bao giờ hết.

Các công nghệ số đã làm thay đổi cách sống của hơn 700 triệu người ở Đông Nam Á. Chúng cũng có quan hệ mật thiết đến quyền công dân và quản trị.

Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 ủng hộ số hóa, bao gồm cả việc xây dựng một Kế hoạch hành động khung tích hợp kỹ thuật số vào năm 2020.

[Kế hoạch phát triển thành phố thông minh ở ASEAN và trở ngại]

Điều quan trọng là ASEAN phải ưu tiên trau dồi kiến thức kỹ thuật số cho người dân như một yếu tố cơ bản để cho phép tham gia đầy đủ vào Cộng đồng ASEAN.

Kiến thức kỹ thuật số là khả năng của một người có thể định vị, thảo luận và chia sẻ thông tin trong thế giới số. Những người không có kiến thức về kỹ thuật số hoặc ít tiếp cận có nguy cơ bị cách ly khỏi đời sống xã hội vốn ngày càng được xác định bởi các công nghệ kỹ thuật số.

Nhiều doanh nghiệp, bao gồm các ngân hàng, đang đóng cửa các chi nhánh và chọn cách cung cấp các dịch vụ thông qua các phương tiện kỹ thuật số, chẳng hạn như các ứng dụng trên điện thoại di động.

Những nhóm thiếu kiến thức về kỹ thuật số có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định nội dung nào trên phương tiện truyền thông xã hội và các trang mạng khác là thật hay giả.

Tình trạng này có thể tránh được bằng cách đặt vấn đề kiến thức kỹ thuật số lên hàng đầu trong chương trình nghị sự chính sách.

Một Cộng đồng ASEAN toàn diện không chỉ là tạo ra cơ hội cho những người chấp nhận sớm hoặc những nhóm kỹ năng cụ thể.

Điều này thực sự sẽ khiến mọi người cảm thấy thoải mái và tin tưởng rằng họ thuộc về và có thể đóng góp cho Cộng đồng ASEAN.

Chính phủ của các nước thành viên ASEAN đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa kiến thức kỹ thuật số và trao quyền cho công dân của họ với các kỹ năng, kiến thức và năng lực cần thiết.

Mức độ phát triển kinh tế không đồng đều trong ASEAN dẫn đến trình độ giáo dục và khả năng tiếp cận khác nhau, điều này có nghĩa là không có một giải pháp nào phù hợp cho tất cả để có được kiến thức kỹ thuật số.

Mỗi quốc gia thành viên ASEAN cũng sẽ có các tuyên bố cơ hội và các nhóm mục tiêu khác nhau để đảm bảo rằng những nhóm dễ bị tổn thương nhất được ưu tiên đào tạo kiến thức kỹ thuật số.

Có 4 yếu tố cơ bản gắn với kiến thức kỹ thuật số mà có thể áp dụng cho tất cả các nước ASEAN: Năng lực cơ bản trong việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số và tiếp cận các nguồn lực trực tuyến; Các kỹ năng đánh giá độ tin cậy và tính xác thực của thông tin trên mạng; Chọn lựa những thông tin phù hợp để chia sẻ trực tuyến; Nhận thức cơ bản về những gì cấu thành hành vi trực tuyến an toàn.

Việc thiếu bất kỳ yếu tố nào trong số này sẽ là bất lợi cho mục tiêu phổ biến kiến thức kỹ thuật số và khiến Cộng đồng ASEAN ít được biết đến.

Các cơ quan khu vực công chẳng hạn như Cơ quan phát triển giao dịch điện tử Thái Lan và Ngân hàng Thái Lan đã và đang tích cực phổ biến các thông tin về kiến thức kỹ thuật số thông qua các kênh truyền thông xã hội.

Các công ty tư nhân- đặc biệt từ lĩnh vực ngân hàng và công nghệ- đang tiếp cận kiến thức kỹ thuật số như một nhu cầu an ninh và kinh doanh và kết hợp chặt chẽ nó với các tương tác khách hàng của họ.

Có nhiều cơ hội để thúc đẩy những nỗ lực hiện tại nhằm hình thành các chiến lược quốc gia ở khu vực ASEAN. Điều này có thể bao gồm cả việc thực hiện các chương trình và kích hoạt các quan hệ đối tác ở lĩnh vực công và tư.

Bước đi đầu tiên được đề xuất đối với kiến thức kỹ thuật số là các nước thành viên ASEAN nên bắt đầu đưa chương trình giảng dạy kỹ thuật số vào các trường tiểu học và trung học để đến được với những người sử dụng kỹ thuật số lần đầu tiên, với mục tiêu lâu dài là trao quyền học tập suốt đời cho mọi người.

Ngân hàng quốc gia Campuchia và Bộ giáo dục, thanh niên và thể thao nước này đã nêu một ví dụ táo bạo và rất đáng chú ý trong năm 2019 cho Đông Nam Á bằng việc áp dụng cách tiếp cận này để nắm kiến thức về tài chính.

Điều cũng rất quan trọng đối với tiến trình này là phải đảm bảo các giáo viên được đào tạo đầy đủ để thực hiện sự thay đổi kỹ thuật số này.

Tiếp theo, các chính phủ có thể xác định từng chương trình cụ thể để tiếp cận các cộng đồng có nhu cầu được đào tạo hơn nữa về kiến thức kỹ thuật số và giúp họ hiểu toàn cầu hóa sẽ tác động và cải thiện đời sống của họ như thế nào.

Ví dụ, các chương trình trang bị kỹ năng kỹ thuật số cho lực lượng lao động là những sáng kiến hiệu quả và hữu ích, có thể giúp nâng cao giá trị kinh tế và xã hội. Cơ quan phát triển truyền thông thông tin liên lạc của Singapore đã phát triển nhiều chương trình như vậy.

Quan trọng nhất, tốc độ thay đổi nhanh chóng về công nghệ có nghĩa là việc học lại và nâng cao khả năng sẽ là tiêu chuẩn của Cộng đồng Kỹ thuật số ASEAN.

Điều quan trọng là đảm bảo rằng các tài liệu giảng dạy phải được cập nhật theo thời gian và phù hợp với các công nghệ mới nổi. Các chính phủ có thể dựa vào khu vực tư nhân để hỗ trợ phát triển và phân phối nội dụng.

Ngoài ra cũng có các cơ hội cho một kế hoạch hành động khu vực ASEAN về kiến thức kỹ thuật số.

Điều này là cần thiết bởi vì thiếu sự phối hợp có thể dẫn đến tiến bộ không đồng đều giữa các quốc gia thành viên ASEAN, có nguy cơ nới rộng khoảng cách kỹ thuật số hơn nữa.

Một cách tiếp cận "thờ ơ" của chính phủ là không phù hợp. Sẽ là vô trách nhiệm khi chỉ dựa vào các lực lượng thị trường hoặc xã hội để nâng cao kiến thức kỹ thuật số cho tất cả công dân ASEAN.

Điều này đặc biệt đúng đối với các nhóm có vấn đề về khả năng tiếp cận, chẳng hạn như những người cao tuổi, người khuyết tật, người ở vùng nông thôn, phụ nữ và người nghèo.

Thực hiện hành động có mục tiêu và có hệ thống trên toàn quốc và kết hợp nó với sự hợp tác khu vực và chia sẻ kinh nghiệm là cách tiếp cận đúng đắn.

Công việc quan trọng đang thực thực hiện là kết nối Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Việc thiết lập kết nối kinh tế rất có giá trị nhưng nên được kết hợp với việc thúc đẩy kiến thức kỹ thuật số.

Hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN có nghĩa là trao quyền cho mọi người đưa ra các quyết định sáng suốt và sống cuộc sống trọn vẹn. Kiến thức kỹ thuật số là một bước tiến hướng tới tương lai đó./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.