Lý do các công ty Bắc Âu nên chọn Việt Nam là thị trường xuất khẩu

Truyền thông quốc tế cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới và xuất khẩu của Thụy Điển sang Việt Nam tăng gần 6% bất chấp đại dịch COVID-19.
Lý do các công ty Bắc Âu nên chọn Việt Nam là thị trường xuất khẩu ảnh 1Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Tăng trưởng kinh tế cao và đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng cũng như chăm sóc sức khỏe nằm trong số những yếu tố mà truyền thông quốc tế cho rằng đây là lý do các công ty Bắc Âu nên chọn Việt Nam là thị trường xuất khẩu.

Theo bài viết trên trang ScandAsia, trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới và xuất khẩu của Thụy Điển sang Việt Nam tăng gần 6% bất chấp đại dịch COVID-19.

Ông Emil Akander, quyền quản lý quốc gia của Business Sweden tại Việt Nam, cho biết xuất khẩu của Thụy Điển sang Việt Nam tăng là do một số yếu tố, trong đó chủ yếu là do sức mua của tầng lớp trung lưu Việt Nam tăng nhanh.

Theo ông Emil Akander, vào năm 2025, sẽ có khoảng 30 triệu người Việt Nam gia nhập tầng lớp trung lưu, tăng gần gấp đôi so với năm 2012.

Việt Nam cũng đang tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chăm sóc sức khỏe, trị giá gần 20 tỷ USD/năm. Ông Akander cho biết: “Sân bay, tàu điện ngầm ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang được mở rộng, mạng lưới đường bộ cũng ngày càng được đầu tư. Các bệnh viện mới đang được xây dựng và nhà nước cũng tăng cường đầu tư vào năng lượng mới. Đây là những lĩnh vực mà các công ty Thụy Điển rất mạnh và phía Thụy Điển cũng đang tỏ ra hứng thú trong lĩnh vực này."

[Doanh nghiệp Bỉ mong muốn tăng cường đầu tư vào thị trường Việt Nam]

Tương tự, ông Johan Fredriksson, chuyên gia phân tích quốc gia tại Cơ quan Tín dụng Xuất khẩu Thụy Điển (EKN), chia sẻ: “Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tăng trưởng dương trong năm đại dịch 2020. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng ở mức khoảng 6-7% mỗi năm."

Một số công ty toàn cầu của Thụy Điển đang hoạt động tại Việt Nam như H&M, ABB, Tetrapak, Sandvik, SKF, Ericsson và một số công ty công nghiệp lớn của Thụy Điển cũng có mặt tại đây, cả trong lĩnh vực bán lẻ và sản xuất hàng hóa.

Theo ông Fredriksson, cánh cửa cũng mở ra cho các công ty vừa và nhỏ. Hiện các công ty có nhiều cơ hội lớn để thành lập cơ sở tại Việt Nam với tư cách nhà thầu phụ. Việt Nam cũng là nơi đặt các cơ sở sản xuất của các công ty công nghệ quốc tế lớn như Samsung, LG, Intel và Google, cũng như một số nhà thầu phụ của Apple./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.