Malaysia: ASEAN cần tận dụng quy mô dân số lớn để phát triển kinh tế

Theo Thủ tướng Malaysia, ASEAN đang không tận dụng hết tiềm năng của dân số khoảng 650 triệu người, trong khi đó Trung Quốc đã trở thành một thị trường khổng lồ nhờ tận dụng quy mô dân số lớn.
Malaysia: ASEAN cần tận dụng quy mô dân số lớn để phát triển kinh tế ảnh 1Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. (Nguồn: WATN)

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tận dụng quy mô dân số lớn sẵn có của mình để tạo thành một thị trường hội nhập hơn, theo đó có thể đạt được tăng trưởng kinh tế lớn hơn.

Đây là nhận định của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đưa ra ngày 2/11 tại Hội nghị Cấp cao kinh doanh và đầu tư ASEAN 2019 (ABIS-2019) đang diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 tại Thái Lan.

Theo Thủ tướng Mahathir, ASEAN đang không tận dụng hết tiềm năng của dân số khoảng 650 triệu người, trong khi đó Trung Quốc đã trở thành một thị trường khổng lồ, với sự tăng trưởng đáng kể trong 40 năm qua nhờ tận dụng triệt để quy mô dân số lớn trong nước.

Thủ tướng Malaysia nhấn mạnh: "Trung Quốc đã quyết định hiện đại hóa trong vòng 40 năm. Trung Quốc đã vượt xa mọi nền kinh tế khác và trở thành cường quốc kinh tế thế giới. Giờ đây ASEAN đang có 650 triệu người, nhưng chúng ta chưa thực hiện theo cách mà chúng ta nên làm. Chúng ta đã không tận dụng hết dân số của mình. Và giờ chúng ta có thể làm điều này."

Thủ tướng Mahathir đồng thời kêu gọi hội nhập và hợp tác sâu rộng hơn giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN để đối mặt với các thách thức mà thời đại mới và công nghệ mới đang đặt ra.

[Việt Nam tham gia ý kiến tháo gỡ vướng mắc đàm phán RCEP]

Ông cho rằng cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã mở ra những cơ hội mới, cùng đồng thời tạo ra nhiều thách thức cho các nước phát triển.

Ông nêu rõ: "Chúng ta là 10 quốc gia, mỗi quốc gia có những ý tưởng khác nhau, nhu cầu khác nhau... Tôi cho rằng chúng ta cần phải vượt qua sự khác biệt của các thành viên ASEAN. Nếu làm được điều đó, tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ có thể hưởng lợi từ các công nghệ mới, nền kinh tế của chúng ta cũng sẽ phát triển nhanh hơn nhiều và theo đó, chúng ta có thể bắt kịp một số quốc gia phát triển khác./."

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.