Mexico giành lại được vị thế đối tác thương mại số 1 của Mỹ

Hiện, Mexico chiếm 14,6% tổng trao đổi thương mại quốc tế của Mỹ, tiếp theo là Trung Quốc và Canada (đều chiếm 14,5%); Việt Nam đứng thứ 7 với 2,5%.
Mexico giành lại được vị thế đối tác thương mại số 1 của Mỹ ảnh 1Hàng hóa tập kết tại cảng Manzanillo thuộc bang Colima, Mexico ngày 28 tháng 8 năm 2021. (Nguồn: Reuters)

Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn thông báo của Bộ Kinh tế nước này cho biết Mexico đã vượt qua Canada và Trung Quốc để lấy lại vị trí là đối tác thương mại số 1 của Mỹ với tổng kinh ngạch thương mại hai chiều trong 2 tháng đầu năm đạt 113,186 tỷ USD.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Mexico sang Mỹ trong 2 tháng đầu năm nay đã tăng lên mức kỷ lục 65,793 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 47,393 tỷ USD, lần lượt đạt các mức tăng tương ứng 16,5% và 16,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện, Mexico chiếm 14,6% tổng trao đổi thương mại quốc tế của Mỹ, tiếp theo là Trung Quốc và Canada (đều chiếm 14,5%), Nhật Bản (4,6%), Đức (3,9%), Hàn Quốc (3,5%), Ấn Độ (2,6%), Việt Nam (2,5%) và Anh (2,4%).

Xét riêng về xuất và nhập khẩu hàng hóa với Mỹ, Mexico đứng vị trí thứ 2 ở cả hai hạng mục trên, sau Canada (đứng đầu về nhập khẩu hàng hóa của Mỹ) và Trung Quốc (đứng đầu về xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ).

[Kim ngạch thương mại giữa Mexico và Mỹ tăng cao, đạt mức kỷ lục]

Trong cả năm ngoái, tổng giá trị thương mại hai chiều giữa Mỹ và Mexico đạt 661,164 tỷ USD, với thặng dư 108,24 tỷ USD nghiêng về Mexico.

Hiện tại, trên 80% hàng hóa xuất khẩu của Mexico là sang Mỹ, trong khi tỷ lệ nhập về là khoảng 46%.

Mặc dù hiện Mexico đang có lợi thế trong cán cân thương mại với Mỹ song các nhà phân tích của nước này vẫn cảnh báo cần phải tính đến những rủi ro tiềm tàng trong lĩnh vực thương mại quốc tế do tác động từ việc phong tỏa kéo dài chống dịch COVID-19 ở Trung Quốc hay cuộc xung đột vũ trang ở Ukarine.

Trong đó, đáng chú ý nhất là nguy cơ thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ kiện, hay tắc nghẽn hoặc đứt gãy chuỗi cung ứng trong các lĩnh vực điện tử và ôtô./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.