Moody's: Nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh

Moody's ước tính kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh, ở mức khoảng 6,5%, với sự hỗ trợ từ sự sử dụng ngày càng hiệu quả nguồn lao động và vốn trong nền kinh tế.
Moody's: Nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh ảnh 1Chế biến cá thát lát xuất khẩu tại Công ty CP Thực phẩm Phạm Nghĩa. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's ngày 10/8 dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,4%/năm trong giai đoạn 2018-2022.

Moody's ước tính kinh tế Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng mạnh, ở mức khoảng 6,5%, với sự hỗ trợ từ sự sử dụng ngày càng hiệu quả nguồn lao động và vốn trong nền kinh tế.

Nền kinh tế Việt Nam có cả sức mạnh kinh tế cùng với mức tăng trưởng và sức cạnh tranh cao khi đang chuyển hướng phát triển sang các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao.

Moody's cũng nâng mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ B1 lên Ba3 và điều chỉnh triển vọng từ tích cực sang ổn định.

Đánh giá của Moody’s được đưa ra dựa trên tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ với sự hỗ trợ từ việc sử dụng ngày càng hiệu quả lực lượng lao động và nguồn vốn trong nền kinh tế.

[Hướng đến mục tiêu tăng trưởng 6,7%: Còn không ít thách thức]

Theo Moody's, kỳ hạn trung bình của trái phiếu chính phủ dài và giảm dần sự phụ thuộc vào nợ bằng ngoại tệ cho thấy sự ổn định và giảm dần gánh nặng nợ của chính phủ, nhất là nếu tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ được duy trì dài hơn dự kiến.

Cấu trúc trái phiếu của Chính phủ Việt Nam cũng hạn chế sự tác động của các "cú sốc" tài chính. Việc nâng mức xếp hạng nói trên đối với Việt Nam cũng cho thấy sự cải thiện "sức khỏe" của ngành ngân hàng mà Moody's dự báo sẽ được duy trì dù là từ các mức tương đối yếu.

Moody's cũng nâng mức trần tín nhiệm đối với trái phiếu ngoại tệ (FC) dài hạn từ Ba2 lên Ba1 và mức trần tín nhiệm đối với tiền gửi FC dài hạn từ B2 lên B1./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.