Morgan Stanley dự đoán kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,9% trong 2022

Morgan Stanley nhận định việc tăng trưởng giảm tốc sẽ diễn ra trên diện rộng, và chỉ có hai nền kinh tế lớn mà ngân hàng này cho là sẽ không giảm tốc đáng kể là Nhật Bản và Ấn Độ.
Morgan Stanley dự đoán kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,9% trong 2022 ảnh 1Biểu tượng Morgan Stanley tại trụ sở ở New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngân hàng Morgan Stanley dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 sẽ ở mức 2,9%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 6,2% trong năm 2021, do những nguy cơ từ xung đột Nga-Ukraine  và sự tái bùng phát dịch COVID-19 tại Trung Quốc, dù các ngân hàng trung ương đang thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát đang ở mức cao kỷ lục.

Các chuyên gia kinh tế của ngân hàng này cho rằng tăng trưởng có khả năng giảm tốc như vậy là do chính sách kích thích tài khóa yếu đi, chính sách tiền tệ thắt chặt, sự kéo dài của dịch COVID-19, những gián đoạn trong chuỗi cung ứng và gần đây nhất là tác động từ xung đột Nga-Ukraine.

Giá dầu và hàng hóa đang tăng vọt sau khi Nga chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây vì chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine, từ đó làm gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu và khiến chính phủ và ngân hàng trung ương các nước đánh giá lại các chính sách tiền tệ của mình.

[Morgan Stanley: Tiền điện tử đã đạt được cột mốc quan trọng mới]

Trong khi đó, các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc đã khiến hoạt động sản xuất bị đình trệ và làm giảm nhu cầu trong nước, qua đó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Đà tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại xuống mức thấp nhất trong gần hai năm qua.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại và nỗ lực kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu có thể kìm hãm tăng trưởng, các chuyên gia của Morgan Stanley dự đoán khả năng tăng trưởng kinh tế gia tăng là rất nhỏ.

Morgan Stanley nhận định việc tăng trưởng giảm tốc sẽ diễn ra trên diện rộng, và chỉ có hai nền kinh tế lớn mà ngân hàng này cho là sẽ không giảm tốc đáng kể là Nhật Bản và Ấn Độ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.