Một nông dân chế tạo thành công máy thu hoạch mía

Chiếc máy do một nông dân ở Ninh Thuận chế tạo hoạt động được trên tất cả địa hình, vừa chặt, bóc lá, bẻ đọt, mỗi giờ cho ra 10 tấn mía cây.
Ông Đoàn Quang Phong (63 tuổi) là nông dân ở thôn Triệu Phong 1, xã Quảng Sơn,huyện Ninh Sơn Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã "chế tạo" thành công chiếc máy thuhoạch cây mía trên nền chiếc máy cày KUBOTA 1500.

Chiếc máy này hoạt động được trên tất cả địa hình đồng ruộng, vừa chặt, bóclá, bẻ đọt, mỗi giờ cho ra thành phẩm 10 tấn mía cây ( tăng gấp 10 lần so laođộng thủ công). Sau khi máy thu hoạch, người lao động chỉ việc thu gom, bốc xếplên xe để vận chuyển cung cấp cho nhà máy chế biến đường.

Xã Quảng Sơn là một trong những vùng nguyên liệu mía của tỉnh, hàng năm tới vụthu hoạch thường thiếu công lao động; hơn nữa việc thu hoạch mía bằng phươngpháp thủ công, vất vả nhưng năng suất thấp, không kịp thời vụ, dẫn đến tìnhtrạng mía khô, mía cháy.

Từ thực tế của gia đình, ông Đoàn Quang Phong suy nghĩ tìm cách đưa cơ giớihóa vào khâu thu hoạch mía để giảm sức người, đồng thời nâng cao năng suất, hiệuquả sản xuất mía tại địa phương. Bản thân là nông dân, ông Đoàn Quang Phongkhông có tay nghề cơ khí; không có tiền mua vật liệu, gia công chế tạo máy; giađình ông ban đầu cũng không tin vào việc làm của ông sẽ đạt hiệu quả.

Với niềm đam mê của mình, ông tự nghiên cứu tài liệu, vận động, thuyết phục vợcon, cuối cùng cả gia đình đồng tình cho ông "chế tạo máy cắt mía."

Từ nguồnkinh phí của các con hỗ trợ, nhất là sự cộng tác đắc lực của con trai là ĐoànQuang Thái (vừa mới tốt nghiệp khoa Cơ khí, chuyên ngành Chế tạo máy, Trường Đạihọc Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh), sau nhiều lần miệt mài thiết kế, chếtạo, thử nghiệm thực tế không thành công phải làm lại nhiều lần, cuối cùng ôngcũng cho ra đời chiếc máy đưa vào thu hoạch mía đạt hiệu quả.

Ông rất mong các ngành quan tâm công nhận bản quyền sáng chế và xét cho vay vốnvới lãi suất ưu đãi để sản xuất nhiều máy cắt mía đạt chất lượng cao, chi phíthấp, phục vụ tốt việc thu hoạch mía./.

Đức Ánh (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.