Mỹ áp thuế đối với nhôm nhập khẩu sẽ tác động đến giá bán máy bay

Theo các nhà phân tích trong ngành hàng không, kế hoạch áp thuế cao đối với nhôm và thép nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có tác động tới giá bán của máy bay phản lực và máy bay chiến đấu.
Mỹ áp thuế đối với nhôm nhập khẩu sẽ tác động đến giá bán máy bay ảnh 1Biểu tượng Boeing. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo các nhà phân tích trong ngành hàng không, kế hoạch áp thuế cao đối với nhôm và thép nhập khẩu của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có tác động tới giá bán của máy bay phản lực hay máy bay chiến đấu do Boeing sản xuất, qua đó làm dịu bớt những lo ngại về một sự tác động lớn tới ngành hàng không Mỹ.

Các nhà phân tích đã có những tính toán về mức độ tác động nói trên dựa trên ví dụ là sản phẩm của một trong những nhà chế tạo máy bay lớn nhất thế giới là Boeing (Mỹ).

Boeing sản xuất máy bay tại Mỹ song gần 70% trong số 763 máy bay phản lực chuyển giao trong năm 2017 là cho các khách hàng ở bên ngoài Mỹ và Trung Quốc chiếm 22% trong con số trên.

[Chuyên gia: Tổng thống Trump đã khơi mào cuộc chiến thương mại]

Theo một số chuyên gia, nhôm chiếm tới 80% trọng lượng của các mẫu máy bay cũ hơn như 737 và 777 song chỉ chiếm khoảng 12% chi phí sản xuất.

Phần còn lại nhân công và các chi phí khác. Mức thuế 10% đối với nhôm nhập khẩu sẽ chỉ làm tăng chi phí sản xuất một chiếc máy bay thêm khoảng 1,2% nếu toàn bộ là nhôm nhập khẩu. Tuy vậy, hầu hết nhôm mà Boeing sử dụng là sản xuất trong nước.

Ông Eric Redifer, một quan chức của công ty tư vấn hàng không AlixPartners, và các chuyên gia khác ước tính chỉ 25-30% nhôm sử dụng sản xuất máy bay là nhập khẩu, từ đó làm tăng chi phí sản xuất một chiếc máy bay thêm 0,3%.

Giá nhôm sản xuất trong nước có thể tăng nếu mức thuế trên được Mỹ áp dụng mặc dù không rõ mức tăng cụ thể. Đối với một máy bay cỡ trung 737 có giá bán niêm yết 117,1 triệu USD/chiếc, mức tăng giá trên có thể chưa tới 200.000 USD do các hãng hàng không thường được giảm 40% trên giá bán máy bay niêm yết và biên lợi nhuận của Boeing ở mức khoảng 10%.

Về phần mình, Boeing từ chối bình luận về các thông tin trên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.