Mỹ: Chiến lược thương mại giai đoạn 2018-2022 đề ra 5 mục tiêu lớn

Mục tiêu hàng đầu của ngành thương mại Mỹ là tăng cường vị trí dẫn đầu của Mỹ trong các lĩnh vực nghiên cứu, phát minh, sáng chế thông qua mở rộng các hoạt động thương mại không gian.
Mỹ: Chiến lược thương mại giai đoạn 2018-2022 đề ra 5 mục tiêu lớn ảnh 1Quang cảnh một công trường xây dựng ở New York, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Cuối tuần qua, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố “Chiến lược thương mại giai đoạn 2018-2022” dài 36 trang, trong đó đề ra 5 mục tiêu cho ngành thương mại nước này trong thời gian tới.

Mạng Inside US Trade ngày 26/2 đã liệt kê 5 mục tiêu trên, đầu tiên là tăng cường vị trí dẫn đầu của Mỹ trong các lĩnh vực nghiên cứu, phát minh, sáng chế thông qua mở rộng các hoạt động thương mại không gian, tăng cường sáng tạo/ sáng chế trong thương mại và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Mục tiêu thứ hai là tăng cường tạo việc làm thông qua tăng các sản phẩm, sản xuất/nuôi trồng thủy sản, giảm các luật lệ/quy định hành chính, củng cố cơ sở công nghiệp và thương mại trong nước, tăng cường xuất khẩu hàng hóa Mỹ, theo đó chính quyền cần tăng cường các biện pháp và chính sách đối với các hành vi cản trở hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, như các hàng rào thuế quan, phi thuế quan… và tăng cường việc làm thông qua tăng đầu tư trở lại nước Mỹ.

[Gói cải cách thuế của Tổng thống Trump khiến kẻ khóc người cười]

Mục tiêu thứ ba là tăng cường an ninh quốc gia và kinh tế Mỹ thông qua việc thúc đẩy thực thi các luật về an ninh và luật thương mại Mỹ, trong đó nhấn mạnh tăng cường thực thi luật thương mại nhằm bảo vệ các nhà sản xuất và người lao động Mỹ trước tình trạng thương mại bất bình đẳng, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận thương mại và bảo vệ các công nghệ nhạy cảm của Mỹ thông qua hệ thống kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ, cải thiện bảo vệ sở hữu trí tuệ, gỡ bỏ các hàng rào thương mại nước ngoài.

Mục tiêu thứ tư là thực hiện các yêu cầu của hiến pháp và hỗ trợ hoạt động kinh tế. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra các dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm một cách hoàn hảo./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.