Mỹ Latinh chịu tác động tiêu cực cả kinh tế lẫn chính trị sau Brexit

Brexit sẽ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế mà còn kéo theo những tác động nguy hiểm tiềm tàng về mặt chính trị đối với khu vực Mỹ Latinh.
Mỹ Latinh chịu tác động tiêu cực cả kinh tế lẫn chính trị sau Brexit ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: gettyimages.com)

Ngày 7/7 dẫn nhận định của nhà phân tích Andrés Oppenheimer trên báo điện tử La Nacion (Quốc gia) cho rằng việc đa số người dân Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, sẽ không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế mà còn kéo theo những tác động nguy hiểm tiềm tàng về mặt chính trị đối với khu vực Mỹ Latinh.

Thứ nhất, phần lớn các chuyên gia cho rằng Brexit sẽ khiến giá nguyên liệu của Mỹ Latinh giảm mạnh, làm giảm kim ngạch thương mại của châu Âu và tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tăng trưởng kinh tế thế giới giảm lại tiếp tục tác động ngược trở lại khiến giá nguyên liệu của Mỹ Latinh giảm do các nước phát triển nhập ít hơn các sản phẩm như dầu mỏ, khoáng sản, ngũ cốc và các mặt hàng xuất khẩu cơ bản của khu vực này.

Thứ hai, quyết định của người dân Anh rời khỏi EU gây tâm lý lo ngại cho giới đầu tư, khiến “sắc đỏ” bao phủ khắp các thị trường chứng khoán toàn cầu, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư nước ngoài vào Mỹ Latinh, do ở thời điểm nhiều biến động như hiện nay, giới đầu tư sẽ tránh các thị trường mới nổi và chỉ rót vốn vào những thị trường mà họ cho là an toàn như Mỹ.

Bên cạnh đó, nhiều nhà kinh tế còn lo ngại tình hình căng thẳng trên các thị trường sẽ diễn biến trong nhiều tháng, thậm chí hàng năm do thời gian đàm phán ra khỏi EU giữa Anh với các quốc gia thành viên EU sẽ không thể trong một sớm một chiều.

Thứ ba, Brexit sẽ làm tổn hại tới các hoạt động đàm phán về tự do thương mại của Nam Mỹ và châu Âu.

Dù khối thị trường chung Nam Mỹ Mercosur đã nỗ lực nối lại đàm phán để đi đến ký kết một thỏa thuận tự do thương mại (FTA) với EU, nhưng tại thời điểm này, điều đó khó có thể trở thành hiện thực khi EU còn đang “đau đầu” để giữ vững tính thống nhất của liên minh.

Xét trong dài hạn, tác động lớn nhất của Brexit đối với Mỹ Latinh là chính trị, bởi nó có thể "tiếp tay" cho chủ nghĩa bảo hộ và ảnh hưởng tới quá trình toàn cầu hóa.

Đơn cử, kể từ khi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit, ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng hòa của Mỹ Donald Trump đã cam kết đẩy mạnh việc tái đàm phán tất cả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của Mỹ với Mexico và châu Á.

Cùng ngày, hãng tin Reuters (Anh) cho biết Pháp đã vượt Anh để giành vị trí số 5 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bối cảnh đồng bảng Anh suy yếu sau khi 51,9% cử tri Anh ủng hộ Brexit.

Bằng cách tính dựa trên tỷ giá hối đoái hiện nay, Reuters nhận thấy Anh đã thụt lùi một khoảng cách nhỏ sau Pháp.

Tuy nhiên, hãng này khẳng định những tính toán thực tế có thể thay đổi tùy thuộc sự biến động của tỷ giá hối đoái./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.