Mỹ liên tiếp công bố các số liệu kinh tế đáng quan ngại

Các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến của hãng tin Reuters dự đoán số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 25/4 sẽ là 3,5 triệu.
Một cửa hàng tại thành phố San Mateo, California, Mỹ, đóng cửa ngày 2/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/ TTXVN)
Một cửa hàng tại thành phố San Mateo, California, Mỹ, đóng cửa ngày 2/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/ TTXVN)

Bộ Lao động Mỹ ngày 30/4 cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu được điều chỉnh theo mùa ở Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 25/4 là 3,839 triệu, giảm so với mức 4,442 triệu trong tuần trước đó.

Mặc dù đây là tuần giảm thứ tư liên tiếp của số liệu này, song vẫn ở mức cao hơn nhiều so với giai đoạn trước khi dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ.

[GDP giảm mạnh, kinh tế Mỹ chấm dứt một thập kỷ tăng trưởng]

Trước đó, các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến của hãng tin Reuters dự đoán số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 25/4 sẽ là 3,5 triệu.

Số liệu mới nhất nói trên đã nâng số tổng số lao động đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp của Mỹ lên 30,307 triệu người kể từ ngày 21/3, tương đương xấp xỉ 18,6% dân số trong độ tuổi lao động của Mỹ.

Việc hàng triệu lao động Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thấp nghiệp trong tuần qua, cho thấy tình trạng sa thải lao động đang ngày càng lan rộng sang những lĩnh vực không chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng các doanh nghiệp đóng cửa và các chuỗi cung ứng gián đoạn do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ ngày 30/4 cho hay chi tiêu tiêu dùng của Mỹ, chiếm tới hơn 66% nền kinh tế nước này, đã giảm 7,5% trong tháng 3/2020 khi nền kinh tế trong nước đình trệ do lệnh phong tỏa trên toàn quốc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Trước đó, chi tiêu tiêu dùng của Mỹ đã tăng 0,2% trong tháng 2/2020. 

Mỹ liên tiếp công bố các số liệu kinh tế đáng quan ngại ảnh 1Công nhân làm việc tại nhà máy ở Vernon, Los Angeles, California, Mỹ ngày 16/4/2020. (Ảnh: THX/ TTXVN)

Lạm phát của Mỹ giảm nhẹ trong tháng 3/2020, với chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) không tính giá năng lượng và thực phẩm giảm 0,1%, mức kém nhất kể từ tháng 3/2017, sau khi tăng 0,2% trong tháng 2/2020.

Sau khi điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu tiêu dùng của Mỹ giảm 7,3% trong tháng 3/2020, đưa chỉ số này hướng tới mước giảm mạnh hơn trong quý II/2020. Vào tháng 2, các nhà kinh tế dự báo chi tiêu  tiêu dùng của Mỹ sẽ giảm kỷ lục với ước tính Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ sẽ giảm từ 20-40%.

Trước các số liệu trên, nhà kinh tế trưởng Chris Rupkey của MUFG tại New York (Mỹ) cho rằng tình hình kinh tế Mỹ đang ngày càng diễn biến đáng quan ngại.

Trước đó, Mỹ đã công bố số liệu cho thấy kinh tế nước này đã sụt giảm 4,8% trong quý I/2020, mức giảm mạnh nhất kể từ quý IV/2008, sau khi tăng 2,1% trong quý IV/2019.

Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ Đại Suy thoái hồi thập niên 1930, và cũng kết thúc giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong lịch sử của nước này./.

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.