Mỹ mở rộng các lệnh trừng phạt nhằm vào các công ty của Iran

Mỹ ngày 24/5 áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm vào các công ty của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng một số máy bay trong một động thái nhắm đến các hãng hàng không Iran.
Mỹ mở rộng các lệnh trừng phạt nhằm vào các công ty của Iran ảnh 1(Nguồn: Aviation Iran)

Mỹ ngày 24/5 áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm vào các công ty của Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng một số máy bay trong một động thái nhắm đến các hãng hàng không Iran.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết các công ty bị trừng phạt có quan hệ với các hãng hàng không Mahan Air và Meraj Air. Ngoài ra, Bộ này cũng nhắm vào một số máy bay của hai hãng trên, cùng các máy bay của các hãng hàng không Caspian Airlines và Pouya Air.

Đây là động thái mới nhất trong hàng loạt biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm phong tỏa Iran về mặt kinh tế trong nỗ lực ngăn chặn các nỗ lực của Tehran phát triển vũ khí hạt nhân.


[Các lệnh trừng phạt Iran đe dọa chiến lược của Mỹ tại Afghanistan]

Trước đó, Mỹ cáo buộc Mahan Air và Meraj Air đã vận chuyển tiền, vũ khí và nhiều tay súng cho các bên ủy nhiệm tại Syria và Liban. Washington cũng cảnh báo áp đặt các biện pháp lệnh trừng phạt đối với các bên đảm bảo quyền hạ cánh và cung cấp các dịch vụ cho hai hãng hàng không trên.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã bổ sung hai công dân Iran và một công dân Thổ Nhĩ Kỳ vào danh sách bị trừng phạt.

Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như việc Washington hồi đầu tháng này rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) ký năm 2015, Tehran vẫn sẽ thực thi các điều khoản nêu trong thỏa thuận này.

Trước đó, hôm 8/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận JCPOA được ký giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Mỹ cộng với Đức).

Quyết định của Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đã vấp phải sự phản đối của Liên hợp quốc và nhiều nước trên thế giới. Nhiều nước lo ngại rằng hành động này có thể làm xói mòn các hiệp định đa phương, đồng thời việc đơn phương áp đặt trừng phạt của Mỹ có thể đe dọa lợi ích kinh tế của các nước khác./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.