Mỹ phát triển lớp phủ thu giữ được giọt bắn trong không khí

Tấm ngăn bằng thủy tinh có bôi lớp chất phủ có thể thu giữ gần như mọi giọt chất lỏng siêu nhỏ và khoảng 80% các giọt bắn so với tấm ngăn thông thường.
Mỹ phát triển lớp phủ thu giữ được giọt bắn trong không khí ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)

Các nhà khoa học Mỹ ngày 16/6 thông báo đã phát triển lớp phủ dính, sử dụng các thành phần trong dầu xả tóc, để thu giữ các giọt bắn trong không khí.

Thực tế, COVID-19 chủ yếu lây lan qua dịch hô hấp, trong đó có các giọt bắn lớn, khi người mắc bệnh nói, hắt hơi hoặc thở. Do đó, biện pháp chính để loại bỏ các giọt bắn khỏi không khí là mở cửa sổ và sử dụng các thiết bị có độ lọc cao để thu giữ hoặc loại bỏ các phân tử này.

Ông Jiaxing Huang, Giáo sư kỹ thuật thuộc Đại học Northwestern, tác giả chính của công trình nghiên cứu trên, cho biết giọt bắn lưu ở các bề mặt trong nhà mọi lúc. Do đó, nếu một bề mặt có thể thu giữ các giọt bắn, thì có thể loại bỏ mọi giọt bắn bên trong nhà, từ đó ngăn ngừa được virus lây lan.

Chính vì vậy, Giáo sư Huang và các đồng nghiệp đã nảy sinh ý tưởng phát triển ra lớp phủ có thể thu giữ các hạt chất lỏng trong không khí.

Ông và các đồng nghiệp đã hiện thức hóa ý tưởng trên, khi sử dụng PAAm-DDA - một loại polymer thường có trong các sản phẩm chăm sóc tóc và các mỹ phẩm khác để giữ ẩm, làm thành phần chính của chất phủ.

Họ sử dụng bàn chải bôi chất này lên nhiều bề mặt khác nhau, đồng thời kiểm tra, so sánh giữa các bề mặt được bôi chất phủ và các bề mặt không có chất phủ.

Kết quả là, tấm ngăn bằng thủy tinh có bôi lớp chất phủ có thể thu giữ gần như mọi giọt chất lỏng siêu nhỏ và khoảng 80% các giọt bắn so với tấm ngăn thông thường.

[Nga thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 dạng xịt cho trẻ em]

Sau khi sử dụng, lớp phủ này không bị bẩn và các nhà khoa học cho biết không cần phải làm sạch thường xuyên hơn những tấm ngăn không có lớp phủ. Sau khi sử dụng trong thời gian dài, người dùng chỉ cần lau sạch chất phủ bằng nước và tiến hành bôi lại.

Chất phủ này có thể dùng cho nhiều bề mặt, trong đó có bêtông, kim loại, vải, cũng như các khu vực ít chạm tới như tường, rèm. Nếu được "bao phủ" dưới lớp chất này, các đồ vật sẽ biến thành "dụng cụ" giúp thu giữ các hạt chất lỏng.

Theo các nhà khoa học, cần nhiều bước nghiên cứu nữa để xác nhận tiện ích của chất phủ trước khi đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đây hoàn toàn có thể trở thành công cụ mới trong cuộc chiến chống COVID-19 cũng như những bệnh dịch khác lây truyền trong không khí.

Toàn bộ công trình nghiên cứu trên đã được đăng trên tạp chí Chem./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: Thebrighterside)

Phát triển công nghệ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson

Các nhà khoa học Israel đã sử dụng kính hiển vi siêu phân giải và phân tích tính toán để lập bản đồ chính xác các tập hợp protein, một chỉ số chính của bệnh Parkinson, trong các sinh thiết da.

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Chế tạo chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã thiết kế chiếc chân robot đầu tiên có cơ nhân tạo, cho phép máy móc di chuyển giống con người hơn, có thể nhảy nhanh nhẹn trên nhiều bề mặt.