Mỹ tăng số lượng tàu chở LNG hỗ trợ châu Âu vượt khủng hoảng khí đốt

Số lượng tàu chở LNG từ Mỹ và hướng tới các cảng ở Tây Âu đã tăng 50% trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ở các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày càng trầm trọng.
Mỹ tăng số lượng tàu chở LNG hỗ trợ châu Âu vượt khủng hoảng khí đốt ảnh 1Một con tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng. (Ảnh: AFP)

Nhằm hỗ trợ các đối tác châu Âu khắc phục tình trạng thiếu khí đốt trong mùa Đông giá lạnh, Mỹ tiếp tục tăng số lượng tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) xuyên hai bờ Đại Tây Dương lên tới 15 chuyến/ngày. 

Ngày 26/12, phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn hãng tin Bloomberg cho biết số lượng tàu chở LNG từ Mỹ và hướng tới các cảng ở Tây Âu đã tăng 50% trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ở các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày càng trầm trọng.

Ngoài ra, hiện có thêm 11 tàu chở LNG khác từ Mỹ cũng đã sẵn sàng lên đường dù điểm đến chưa được công bố.

15 tàu chở LNG đã thông báo cảng đến, cụ thể Anh, Pháp và Tây Ban Nha mỗi nước có 4 tàu đến; Hà Lan, Gibraltar và Malta - mỗi nơi có 1 tàu đến. Một tàu chở LNG khác, chưa công bố điểm đến, đang ở cảng Milford Haven của Anh.

Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng vọt trong thời gian gần đây, lên mức cao nhất trong lịch sử thị trường kỳ hạn là 2190,4 USD/1.000 m3 ghi nhận ngày 21/12.

[Tình trạng thiếu điện trầm trọng hơn khi châu Âu bước vào mùa Đông]

Các chuyên gia cho rằng giá tăng vọt là do tỷ lệ lấp đầy của các kho chứa ngầm ở châu Âu thấp, nguồn cung hạn chế từ các nhà cung cấp chính và nhu cầu cao đối với LNG ở châu Á.

Hiện tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường bị chi phối bởi các yếu tố như thời tiết và sự không chắc chắn thời điểm đi vào vận hành tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.

Tuy nhiên, ngày 23/12, giá khí đốt kỳ hạn ở châu Âu đã giảm gần 30% vào cuối phiên giao dịch, xuống dưới mức 1.500 USD/1.000m3./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.